MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều năm qua Trường Đại học Vinh đã đào tạo hơn 1000 Lưu học sinh Lào, Thái lan, Trung quốc. Nhưng từ khi các Lưu học sinh đến học phải ở rải rác các Nhà ký túc xá trong khuôn viên Nội trú của Học sinh sinh viên cho nên công tác quản lý Lưu học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ giáo dục & Đào tạo, Trường Đại học Vinh đầu tư trên 100 tỉ đồng để xây một số Nhà ký túc xá riêng cho lưu học sinh Lào. Có được Ký túc xá ở riêng cho Lưu học sinh là góp phần nâng cao chất lượng quản lý, sinh hoạt và học tập của Lưu học sinh trong khu nội trú.
Song từ đó cho tới nay đã bộc lộ những bất cập cần phải tháo gỡ. Để giải quyết những khó khăn nảy sinh đối với các Lưu học sinh khi ở tập trung, ngoài những mô hình mà Trung tâm Nội trú và Nhà trường quan tâm, nhưng cũng cần xây dựng chương trình, kế hoạch để công tác quản lý Lưu học sinh Lào ngày càng hoàn thiện hơn. Từ công tác quản lý tốt dẫn đến chất lượng học tập ngày càng tốt hơn.
Với những lý do trên Tôi thấy thực sự cần thiết phải tập trung nghiên cứu đề tài:
Biện pháp quản lý Lưu học sinh Lào ở Trung tâm nội trú, Trường Đại học Vinh:
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp quản lý Lưu học sinh Lào nhằm góp phần nâng cao cách quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục của nhà trường đối với Lưu học sinh.
Do vậy, để hoàn thành tiểu luận cần nghiên cứu các nội dung như sau:
- Khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng một số biện pháp quản lý Lưu học sinh Lào ở tập trung trong khu nội trú.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý Lưu học sinh Lào ở tập trung nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo và chống lại các hiện tượng tự do như khi ở không tập trung.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
+ Khách thể nghiên cứu: Biện pháp quản lý Lưu học sinh Lào ở Trung tâm nội trú, Trường Đại học Vinh
- Đối tượng nghiên cứu.
+ Một số biện pháp có hiệu quả trong việc quản lý 300 Lưu học sinh Lào ở Trung tâm nội trú, Trường Đại học Vinh
- Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng số Lưu học sinh ở nội trú trong bốn năm gần đây từ năm 2009 - 2012.
- Có rất nhiều biện pháp quản lý Lưu học sinh ở nội trú, nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp mang tính khả thi nhất để phân tích trong đề tài .
- Ý nghĩa khoa học: Bước đầu hình thành cơ sở lý luận của việc quản lý giáo dục theo mô hình Lưu học sinh ở nội trú, tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm giúp cho công tác quản lý ngày càng khoa học hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn : Để góp phần ổn định và phát triển nâng cao chất Lưu học sinh ở nội trú và hiệu quả quản lý Lưu học sinh ở nội trú đáp ứng được yêu cầu của trường Đại học Vinh nói riêng & Bộ giáo dục nói chung.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, nghị Quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư...
+ Khảo xát thực tế và điều tra cơ bản.
+ Phương pháp phân tích, so sánh.
- Cấu trúc tiểu luận:
Tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I:
Lý do chọn chủ đề tiểu luận
Phần II:
Tình hình thực tế liên quan đến các nội dung trên ở đơn vị, nhà trường đang công tác.
Phần III:
Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong công việc được giao ở đơn vị.
NỘI DUNG
Phần I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH LÀO Ở NỘI TRÚ
1. Một số khái niệm:
1.1. Biện pháp: là cách làm, giải quyết một vấn đề cụ thể
1.2. Quản lý: là sự tác động có ý thức để chỉ huy điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng, ý chí của chủ thể quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
1.3. Nội dung quản lý .
Về nội dung chỉ đạo quản lý Lưu học sinh ở nội trú tập trung đề tài đề cập đến một số nội dung sau:
* Người cán bộ phụ trách quản lý Lưu học sinh ở nội trú.
* Ban quản lý nội trú có vai trò phối kết hợp trong việc quản lý Lưu học sinh nội trú một cách có hiệu quả nhất.
2. Tình hình chung về vấn đề quản lý Lưu học sinh nội trú:
Trường Đại học Vinh thành lập năm 1959. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ một trường sư phạm, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh để trở thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm khoa học, giáo dục và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; được Thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xây dựng trường trọng điểm Quốc gia tiến tới đạt chuẩn quốc tế.
Nhà trường đào tạo Lưu học sinh (LHS) Lào từ năm học 2003 - 2004. Sau 10 năm học, từ 34 LHS Lào ban đầu, đến nay nhà trường đã đào tạo gần 1000 LHS, trong đó có 507 LHS Lào, 112 LHS Trung Quốc, 81 LHS Thái Lan. Trong đó có 300 LHS Lào hiện đang học tập tại Trường.
Trường Đại học Vinh nhận đào tạo mọi trình độ, mọi ngành mà Nhà trường đang đào tạo thông qua nhiều hình thức:
- Dạy và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho cán bộ và học sinh Lào chuẩn bị học đại học hoặc các trình độ khác;
- Đào tạo đại học hệ chính quy các ngành đại học sư phạm, cử nhân khoa, kỹ sư.
- Đào tạo sau đại học các chuyên ngành.
- Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ở các bậc học: bồi dưỡng giáo viên các môn học ở phổ thông; bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; trao đổi kinh nghiệm quản lý trường học.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá thông qua hoạt động sinh viên tình nguyện.
Phần II:
Tình hình thực tế liên quan đên các nội dung trên ở đơn vị, nhà trường đang công tác.
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường Đại học Vinh là trường đại học công lập được thành lập ngày 16/7/1959 (Nghị định số 375/NĐ của Bộ Giáo dục) với tên gọi là Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh, đến năm 1962 chuyển thành Trường Đại học Sư phạm Vinh (Quyết định số 637/QĐ) và đến năm 2001 đổi tên thành Trường Đại học Vinh (Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg). Ngày 11/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm Quốc gia (Công văn số 1136/TTg-KGVX). Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ đối với sự phát triển vững mạnh, vai trò và vị trí của Trường Đại học Vinh trong hệ thống giáo dục đại học quốc gia.
Trường hiện có 5cơ sở, 18 khoa đào tạo đại học, 1 trường trung học phổ thông chuyên,1 trường mầm non thực hành, 22 phòng, ban, trung tâm,1 nhà xuất bản, 1trạm y tế, 2 văn phòng đại diện (tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Thanh Hóa). Trường có 45 ngành đào tạo đại học, 30 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và14 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Trong số 45 ngành đào tạo đại học có 14 ngành đào tạo đại học sư phạm (trong đó có sư phạm tiếng Anh), 20 ngành đào tạo cử nhân khoa học, 11 ngành đào tạo hệ kỹ sư. Quy mô đào tạo của Nhà trường hiện nay trên 39.000 người học. Đội ngũ cán bộ viên chức của Trường gồm 967người, trong đó có 759 cán bộ giảng dạy và 208 cán bộ hành chính phục vụ với cơ cấu chức danh và trình độ đào tạo như sau: 58 giáo sư, phó giáo sư; 161 tiến sĩ;465 thạc sĩ... Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, hàng năm còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường.
Trường Đại học Vinh xác định việc tham gia Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là cơ hội to lớn để Trường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của Nhà trường.
2.1.2.Tình hình quản lý Lưu học sinh Lào trong thời gian qua.
1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
- Thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, các báo cáo thời sự đê cho lưu học sinh thấm nhuần đạo đức cách mạng của Việt nam.
- Giáo dục truyền thống của địa phương đến tận từng Lưu học sinh
- Luôn duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo một sân chơi lành mạnh và đẩy lùi các tệ nạn tiêu cực trong Lưu học sinh.
- Hàng năm tổ chức tốt các đợt “Dân chủ Lưu học sinh”, sinh hoạt đầu năm, sinh hoạt cuối năm nhằm đánh giá các hoạy động trong năm học và trao đổi những vướng mắc, tư tưởng từ phía lưu học sinh.
- LHS được bố trí học chung với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, khác với sinh viên Việt Nam, tại mỗi lớp tiếng Việt nhà trường đều bố trí 1 giáo viên chủ nhiệm phụ trách, hướng dẫn LHS tường tận về cách học, cách sinh hoạt và tổ chức mọi hoạt động tại Trường. Đối với LHS đang học đại học, tại mỗi khoa đều có 1 cán bộ quản lý sinh viên phụ trách. Hằng tuần theo dõi và báo cáo lên nhà trường về tình hình học tập, rèn luyện của LHS thông qua giao ban công tác học sinh, sinh viên. Mỗi khoa đều có "Sổ theo dõi công tác lưu học sinh" nhằm điểm danh, quản lý chặt chẽ nề nếp học tập, rèn luyện của LHS theo từng học kỳ, năm học.
Nhận thấy trở ngại lớn nhất đối với LHS là ngôn ngữ (tiếng Việt), nhà trường quán triệt các khoa thành lập mô hình sinh viên tình nguyện “Bạn giúp Bạn” - là hình thức tổ chức tình nguyện tại chỗ giúp đỡ LHS học tiếng Việt và các môn văn hóa. Trên cơ sở tự nguyện, nhà trường chọn cử các sinh viên có năng lực và nhiệt tình để kèm cặp LHS với phương châm “mỗi LHS có ít nhất 1 sinh viên Việt Nam kèm cặp, giúp đỡ”. Một số khoa còn tổ chức được các câu lạc bộ sinh hoạt có chiều sâu như câu lạc bộ “Hoa Chămpa" ở khoa Kinh tế. Câu lạc bộ chọn cử các sinh viên giỏi mỗi tuần 2 buổi tổ chức các lớp dạy bổ sung kiến thức cho LHS có nhu cầu được phụ đạo.
2. Học tập và nghiên cứu khoa học
LHS Lào hiện học tại hầu hết các ngành nhà trường đang đào tạo, trong đó tập trung chủ yếu thuộc các khối ngành kinh tế, công nghệ thông tin, chính trị - luật, khoa học môi trường, du lịch và các ngành sư phạm.
Với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ và sinh viên nhà trường, với sự nỗ lực của bản thân, phần lớn LHS đã vượt qua những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ và văn hóa để hòa nhập được việc học tập với sinh viên của trường, tiếp cận được với chương trình đào tạo tiên tiến hiện nay của nhà trường.
Thời gian qua, đã có 472 LHS được cấp chứng chỉ tiếng Việt, 02 LHS hoàn thành chương trình thạc sĩ, 67 LHS tốt nghiệp đại học trong đó có 10 LHS hiện đang theo học chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Vinh và các trường đại học khác. Trong đó, năm học 2010 - 2011, có 10 LHS nhập học tiếng Việt, 27 LHS nhập học đại học, 03 LHS nhập học sau đại học. Nhà trường xét tốt nghiệp đợt 1 năm 2011 cho 35 sinh viên khoá 48, đây là khoá LHS tốt nghiệp thứ 4 tại trường Đại học Vinh.
Đã có nhiều LHS tham gia và đạt giải “sinh viên nghiên cứu khoa học” (Toulovang Chongcher - 47 Nông học, Syamone Sosayasine - 47A Hóa), nhiều LHS đạt học bổng tài trợ nước ngoài (Bounkhong Shihanat, 45 Tin - Học bổng Prudential). Nhiều LHS đã vươn lên đạt kết quả cao, nhiều LHS được tham gia vào các sân chơi trí tuệ như lập trình viên của VTC Online: Sisomphone Malavong (48B Tin), Tole Khantiphoutthavong (49K Tin)...
LHS Lào đã tham gia hầu hết các hoạt động của tuổi trẻ Nhà trường do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Trung tâm Phục vụ sinh viên tổ chức: thực hiện đồng phục khi đến trường, tham gia các cuộc thi tìm hiểu, các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hội thi như “Sinh viên thanh lịch”, “Giọng hát hay sinh viên đầu khoá”, “Hội diễn văn nghệ sinh viên nội trú”; tham gia các chương trình truyền hình (trực tiếp trên sóng NTV và Đài Truyền hình Quốc gia Lào) như “Thắm tình Lào Việt”, “Đượm tình khúc hát Lăm Vông”. Trong các hoạt động đó, LHS Lào luôn đem lại những màu sắc riêng, thể hiện nét độc đáo trong văn hoá của nhân dân các bộ tộc Lào, mặt khác cũng khẳng định tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc, hai đất nước.
- Tạo các điều kiện cho các Lưu học sinh dự thi sinh viên giỏi giữa các trường, cụm và quốc gia và thường xuyên khuyến khích kịp thời đến từng Lưu học sinh có các kết quả cao trong học tập
Về rèn luyện, phần lớn LHS chấp hành tốt quy định về rèn luyện của nhà trường, trong đó::
- Đạo đức, tư cách: tốt: 85%, TB 15%,
- Tinh thần đoàn kết nội bộ và quốc tế: tốt 95%, TB 5%
- Những hoạt động có sự đóng góp của LHS: tốt 90%, TB 10%
- Ý thức chấp hành nội quy: tốt 87%, TB 13%
- Ý thức chấp hành pháp luật: tốt 100%.
Tuy nhiên, trong năm học qua đã có 07 LHS bị xoá tên do nghỉ học quá thời gian quy định, 03 LHS thôi học về nước do không đủ khả năng tiếp tục học đại học. Hiện có 03 LHS tự ý nghỉ học đến nay chưa quay lại học tập, nhà trường đang làm thủ tục báo gia đình và phía gửi đào tạo để cùng phối hợp xử lý.
3. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với LHS
- Việc giải quyết chế độ lưu học sinh theo hiệp định: Hiện nay, nhà trường có 07 lưu học sinh đã được hưởng học bổng hiệp định giữa hai chính phủ Lào và Việt Nam. 21 LHS mới đang làm thủ tục hưởng học bổng trên từ năm học 2012- 2013.
- Chế độ học bổng và khen thưởng:
Hằng năm, nhà trường đều xét trao các học bổng, giấy khen và phần thường cho các LHS học tập, rèn luyện tốt, tham gia có hiệu quả các phong trào của nhà trường; các LHS có nhiều đóng góp trong việc xây dựng mối quan hệ Việt - Lào ngày càng phát triển
Năm học 2011 - 2012, nhà trường đã xét trao học bổng khuyến khích học tập cho 40 LHS có nhiều đóng góp cho phong trào sinh viên với số tiền 60 triệu đồng, phối hợp với Hội
Hữu nghị Việt Lào xét cấp 28 suất học bổng trị giá 19 triệu đồng, phối hợp với các doanh nghiệp xét tặng 50 suất học bổng tài trợ với số tiền 80 triệu đồng.
- Những hỗ trợ khác của nhà trường đối với LHS:
+ Nhà trường đã xét miễn học phí toàn khóa cho 20 sinh viên là con Chánh, Phó các Sở Giáo dục tại Lào với tổng số tiền 30.000 USD; xét giảm học phí cho 09 LHS thuộc diện đào tạo nguồn cho Tỉnh đoàn Xiêng Khoảng với số tiền 4.000 USD.
+ LHS được nhà trường hỗ trợ mỗi tháng 3m3 nước và 6 KW điện cho mỗi phòng ở. Tiền điện, nước thu với mức giá ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên.
- Luôn hỗ trợ cho lưu học sinh trong công việc đăng ký các học phần, các đề tài tốt nghiệp
- Hố trợ cho các lưu học sinh tham gia các “hội chợ việc làm”
- Cho vay vốn tín dụng để học tập và đào tạo nếu có nhu cầu
4. Về sinh hoạt
Toàn bộ LHS được bố trí chỗ ở tại ký túc xá (KTX) với đầy đủ trang thiết bị thiết yếu đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, học tập như: bàn, ghế, tủ, ti vi, điều hoà nhiệt độ, bình tắm nóng lạnh. Hệ thống điện, nước máy được cung cấp đầy đủ, thường xuyên. Các phòng ở đều được kết nối mạng Internet tốc độ cao. Chế độ an ninh, vệ sinh, công tác phòng chống cháy nổ tại KTX luôn được đảm bảo.
LHS thực hiện nề nếp ăn, ở, sinh hoạt theo Nội quy nội trú. Được tham gia các hoạt động tự quản tại KTX dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Nội trú như: tự quản về nề nếp, giờ giấc, vệ sinh, an ninh...
Ngoài ra, LHS được khuyến khích tham gia các hoạt động cùng với sinh viên Việt Nam như các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, các cuộc thi văn nghệ, thể thao, các buổi tọa đàm, giao lưu văn hóa, các hoạt động tình nguyện, các hoạt động kỷ niệm, đặc biệt là kỷ niệm các ngày lễ lớn của nhân dân các bộ tộc Lào như Tết Boun Pimay, ngày Quốc khánh 02/12...
5. Đánh giá chung
- Quy mô đào tạo ngày càng mở rộng
- Tư tưởng, đạo đức, lối sống có nhiều tiến bộ, hầu hết có rất nhiều Lưu học sinh có sáng tạo mới và có ý chí vươn lên
- Tính tích cực của lưu học sinh ngày càng rõ nét
6. Khó khăn:
- Trình độ đầu vào của LHS hiện không đồng đều; trình độ sử dụng tiếng Việt của nhiều LHS, đặc biệt trong giai đoạn đầu học đại học còn nhiều hạn chế.
- Một bộ phận nhỏ LHS có tình trạng uống rượu bia, ngủ dậy muộn, chơi khuya, nghỉ học không có lý do chính đáng, tự ý bỏ học...
- Các chế độ học bổng hiệp định, học bổng khuyến khích học tập dành cho LHS Lào tại Trường Đại học Vinh chưa nhiều.
7. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu và Bộ GD&ĐT, điều đặc biệt là dược sự quan tâm sâu sát của Đại sứ quán Lào cho nên công tác quản lý lưu học sinh luôn được tư vấn, hỗ trợ và đánh giá đúng thực chất. Từ đó công tác quản lý Lưu học sinh của Nhà trường có hiệu quả cao.
8. kinh nghiệm và các giải pháp:
Là Giám đốc Trung tâm cho nên tôi đã thảo luận đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý LHS như sau:
- Cán bộ trực thường xuyên kết hợp với Ban cán sự đoàn Lưu học sinh, Thanh niên xung kích và lực lượng trực tự quản nhằm kiểm tra chặt chẽ quá trình sinh hoạt của Lưu học sinh và giám sát chặt chẽ người vào ra KTX nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực Nội trú.
- Cán bộ trực đến tận từng phòng ở của Lưu học sinh để nhắc các Lưu học sinh không chơi điện tử, phim ảnh hoặc tán gẫu để tập trung học bài và đi ngủ đúng thời gian để đảm bảo sức khoẻ, hôm sau tham gia lên lớp đầy đủ, đúng giờ.
- Cấm tuyệt đối không cho LHS sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong các phòng ở ký túc xá.
- Trung tâm nội trú đã phối hợp với các khoa, phòng ban và các đơn vị liên quan để tổ chức các mô hình giúp đỡ các bạn LHS Lào, Thái Lan, học tiếng Việt hoặc học các môn chuyên nghành như nhóm nhóm “Bạn giúp bạn” nhóm “ Câu lạc bộ hoa Chăm pa”
- Quản lý chặt chẽ việc mượn hộ chiếu để hạn chế các Lưu học sinh lợi dụng bỏ học về thăm gia đình.
- Trung tâm đã cử 01 Phó giám đốc đơn vị trực tiếp phụ trách công tác An ninh trật tự - Vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc Lưu học sinh sắp xếp nội vụ trong phòng ở gọn gàng, ngăn nắp, làm vệ sinh sạch sẽ trong phòng, hành lang và xung quanh khuôn viên các ký túc xá.
- Hàng ngày Trung tâm điều động thêm sinh viên làm vệ sinh theo lịch luân phiên để hỗ trợ thêm cho Lưu học sinh nhằm góp phần xây dựng KTX “ Xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”.
- Mỗi tháng Trung tâm chủ trì tổ chức thực hiện “ngày Chủ nhật xanh”, huy động sinh viên Nội trú, Lưu học sinh làm vệ sinh trong các phòng ở, hành lang, cầu thang và xung quanh ký túc xá.
- Định kỳ cử đoàn đi kiểm tra và chấm phòng ở sạch đẹp và tuyên dương các phòng ở sạch, đẹp, ngăn nắp, đồng thời xử lý các phòng ở bẩn, đồ đạc lôn xộn.
- Thường xuyên phối kết hợp với các đơn vị như Phòng Quản trị, Hội sinh viên, Đoàn thanh niên và Trạm Y tế để huy động các lực lượng sinh viên tham gia, hỗ trợ đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực Nội trú sạch sẽ, gọn gàng.
- Kết hợp với phòng Quản trị kiểm tra, sửa chữa các tài sản hư hỏng hoặc mua mới, nâng cấp tân trang toàn bộ các phòng ở ký túc xá để đảm bảo kịp thời phục vụ cho Lưu học sinh ngày càng tốt hơn.
- Ban hành, phổ biến, quán triệt các văn bản quy định về công tác Lưu học sinh ở nội trú, các quy định về PCCC, các quy định thời gian sinh hoạt và quy định về công tác tự quản.
- Xây dựng các tổ tự quản của Sinh viên và Lưu học sinh để kiểm tra, nhắc nhở các phòng ở của Lưu học sinh chấp hành tốt nội quy ở ký túc xá.
- Lập sổ theo dõi, cập nhật các Lưu học sinh có gương điển hình hoặc vi phạm để nhắc nhở, giáo dục các em.
Từ các giải pháp đã thực hiện như nêu ở trên, công tác quản lý Lưu học sinh đã đi vào nề nếp. Qua các đợt kiểm tra, kết quả cho thấy đa số Lưu học sinh chấp hành tốt nội quy nội trú và tự giác học tập.
- Minh họa bằng số liệu thực tế
Tổng hợp số liệu LHS theo từng ngành năm học 2010 – 2011
TT
|
Ngành học
|
Tiếng Việt
|
Năm 1 (K51)
|
Năm 2 (K50)
|
Năm 3 (K49)
|
Năm 4 (K48)
|
Năm 5 (K47)
|
Tổng cộng
|
1.
|
Tiếng Việt (Dự bị ĐH)
|
09
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
09
|
2.
|
SP Tiếng Anh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
0
|
01
|
3.
|
CN Tiếng Anh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
4.
|
CN Quản trị kinh doanh
|
0
|
1
|
19
|
14
|
9
|
0
|
43
|
5.
|
CN Kế toán
|
0
|
3
|
2
|
3
|
3
|
0
|
11
|
6.
|
CN Tài chính Ngân hàng
|
0
|
9
|
24
|
23
|
7
|
0
|
63
|
7.
|
Ngành kỹ sư Tin học
|
0
|
1
|
9
|
13
|
3
|
0
|
27
|
8.
|
Ngành CN Tin học
|
0
|
1
|
4
|
3
|
1
|
0
|
09
|
9.
|
SP Chính trị
|
0
|
0
|
2
|
0
|
0
|
0
|
02
|
10.
|
CN Chính trị - Luật
|
0
|
4
|
10
|
8
|
0
|
0
|
22
|
11.
|
CN Luật
|
0
|
2
|
2
|
2
|
5
|
0
|
11
|
12.
|
CN Du lịch (VN học)
|
0
|
0
|
2
|
1
|
2
|
0
|
05
|
13.
|
SP Toán
|
0
|
1
|
0
|
2
|
6
|
0
|
09
|
14.
|
SP Vật lí
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
0
|
02
|
15.
|
SP Hoá
|
0
|
1
|
4
|
2
|
5
|
0
|
12
|
16.
|
SP Sinh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
0
|
01
|
17.
|
CN Khoa học Môi trường
|
0
|
1
|
1
|
7
|
4
|
0
|
13
|
18.
|
KS Nông học
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1*
|
01
|
19.
|
KS Khuyến nông
|
0
|
0
|
1
|
2
|
0
|
0
|
03
|
20.
|
KS Nuôi trồng Thuỷ sản
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
01
|
21.
|
KS Xây dựng
|
0
|
0
|
3
|
2
|
0
|
0
|
05
|
22.
|
KS ĐTVT
|
0
|
0
|
3
|
3
|
5
|
0
|
11
|
23.
|
KS Quản lý đất đai
|
0
|
2
|
0
|
0
|
0
|
0
|
02
|
24.
|
Thạc sĩ
|
0
|
3
|
0
|
1
|
0
|
0
|
04
|
Tổng
|
9
|
29
|
87
|
86
|
54
|
11
|
267
|
- Bảng 2. Danh sách LHS được nhận bằng khen của TW và Tỉnh đoàn Nghệ An
TT
|
Họ và tên
|
Ngành
|
Cơ quan khen thưởng
|
1.
|
Sysouphanh Phimmahaxay
|
45A Chính trị
|
Ban Tư tưởng văn hoá TW
|
2.
|
Souksavanh Bounliensup
|
45A Chính trị
|
Ban Tư tưởng văn hoá TW
|
3.
|
Souksavat Khouyotha
|
45K KS Tin
|
Ban Tư tưởng văn hoá TW
|
3.
|
Sysouphanh Phimmahaxay
|
45A Chính trị
|
Tỉnh đoàn Nghệ An
|
3.
|
Phengmali Sisamak
|
46B QT KD
|
Tỉnh đoàn Nghệ An
|
8.
|
Nounaline Mouavangya
|
48B6 TCNH
|
Tỉnh đoàn Nghệ An
|
- Bảng 3. Danh sách LHS có kết quả học tập, rèn luyện tốt
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh
|
Giới
|
Ngành
|
1.
|
Sysouphanh Phimmahaxay
|
13/03/1985
|
Nam
|
45A Chính trị
|
2.
|
Souksavat Khouyotha
|
13/03/1985
|
Nam
|
45K KS Tin
|
3.
|
Somphone Sulina
|
18/02/1984
|
Nam
|
45K KS Tin
|
4.
|
Bunkhong Sihanat
|
14/09/85
|
Nam
|
45B CN Tin
|
5.
|
Phengmali Sisamak
|
26/11/1984
|
Nữ
|
46B QT KD
|
6.
|
Keomany Inthavong
|
02/05/1987
|
Nữ
|
47A SP Hoá
|
7.
|
Malaphone Phimlavong
|
29/06/1988
|
Nữ
|
47A SP Hoá
|
8.
|
Souphavah Khouyotha
|
30/10/1988
|
Nữ
|
47A SP Hoá
|
9.
|
Sivay Oudomsouk
|
27/11/1970
|
Nam
|
47A SP Toán
|
10.
|
Eonky Vongvilay
|
06/11/1987
|
Nam
|
48 Môi trường
|
11.
|
Toulachanh Chanthamalee
|
18/10/89
|
Nữ
|
48B5 TCNH
|
12.
|
Nounaline Mouavangya
|
30/08/1989
|
Nữ
|
48B6 TCNH
|
13.
|
Sivone Ruevaibounthavy
|
28/08/1989
|
Nam
|
49A SP Toán
|
14.
|
Kobalom Chanthasinh
|
02/05/1989
|
Nữ
|
48B2 QTKD
|
15.
|
Minlavan Vongdananthaphan
|
14/4/1989
|
Nữ
|
48A Sinh
|
16.
|
Phetthason Soisomphong
|
20/07/1989
|
Nữ
|
48A Toán
|
17.
|
Fueya Vangneng
|
09/01/1986
|
Nam
|
48A SP Vật lí
|
18.
|
Vanxay Salor
|
05/11/1989
|
Nam
|
48A SP Vật lí
|
19.
|
Soudavan Singdavong
|
11/06/1990
|
Nữ
|
48A SP Toán
|
20.
|
Sombat Manyvong
|
15.12.1988
|
Nam
|
49B Qu¶n trÞ KD
|
21.
|
Thipphachan Phachansili
|
11/07/1993
|
Nữ
|
51L tiếng Việt
|
Bảng 4. Danh sách LHS được Đại sứ quán Lào và Hội Hữu nghị Việt Lào tỉnh Nghệ An tặng giấy khen và phần thưởng
TT
|
Họ và tên
|
Lớp
|
Ghi chú
|
1.
|
Sivay Oudomsouk
|
47A Sư phạm Toán
|
Đại sứ quán khen thưởng 14/11/2009
|
2.
|
Sivone Ruevaibounthavy
|
48A Sư phạm Toán
|
Đại sứ quán khen thưởng 14/11/2009
|
3.
|
Natphayvon Bounthala
|
49A Sư phạm Toán
|
Đại sứ quán khen thưởng 14/11/2009
|
4.
|
Keomany Inthavong
|
47A Sư phạm Hoá
|
Đại sứ quán khen thưởng 14/11/2009
|
5.
|
Malaphone Phimlavong
|
47A Sư phạm Hoá
|
Đại sứ quán khen thưởng 14/11/2009
|
6.
|
Souphavanh Khouyotha
|
47A Sư phạm Hoá
|
Đại sứ quán khen thưởng 14/11/2009
|
7.
|
Bounchan Khuaporyang
|
49A Sư phạm Toán
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2009
|
8.
|
Sila Phimmahaxay
|
48B2 Cử nhân Luật
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2009
|
9.
|
Noitavanh Phatthana
|
48A Sư phạm Hoá
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2009
|
10.
|
Phetthasone Soisomphong
|
48A Sư phạm Toán
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2009
|
11.
|
Bounchanh Bouakeo
|
49B QT kinh doanh
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2009
|
12.
|
Sisomphon Malavong
|
48B Cử nhân Tin
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2009
|
13.
|
Sikhampoui Sisavien
|
48A Sư phạm Hoá
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2009
|
14.
|
Toulachanh Chanthamalee
|
48B5 Tài chính NH
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
15.
|
Nidnoy Inthavong
|
49B3 Tài chính NH
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
16.
|
Somsalith Maylorkham
|
48B5 Tài chính NH
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
17.
|
Laothor Chueka
|
48B Quản trị KD
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
18.
|
Lenakhone Bounthala
|
49B4 Chính trị - Luật
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
19.
|
Dao Xayalath
|
48A Sư phạm Hoá
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
20.
|
Somphet Saiyavong
|
49K2 KS Xây dựng
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
21.
|
Douan Keopalichanh
|
49B4 Tài chính NH
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2010
|
22.
|
Sivone Ruevaibounthavy
|
48A Sư phạm Toán
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 12/2010
|
23.
|
Phounxay Silitham
|
49B4 TCNH
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2011
|
24.
|
Soudavan Singdavong
|
48A To¸n
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2011
|
25.
|
Souksakhone Sayalath
|
49B2 KHMT
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2011
|
26.
|
Panhia Mouavangya
|
50A Chính trị
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2011
|
27.
|
Bouavan Phanthanith
|
49K Tin
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2011
|
28.
|
Bounchanh Bouakeo
|
49B Qu¶n trÞ KD
|
Hội HN Việt Lào khen thưởng 04/2011
|
- Bảng 5. Danh sách LHS được cấp Học bổng hiệp định của Chính phủ Việt Nam
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh
|
Giới
|
Khoá / Ngành học
|
Quê quán
|
1.
|
Phetsamone Sibounsong
|
04/12/1986
|
Nữ
|
45B Quản trị KD
|
Viêng Chăn
|
2.
|
Uon Khammungkhun
|
15/02/1983
|
N÷
|
45B Quản trị KD
|
Viêng Chăn
|
3.
|
Tongta Phengvongsone
|
10.05.1988
|
Nam
|
49B4 Tµi chÝnh NH
|
Xiengkhouang
|
4.
|
Khamkeng Sengmelathy
|
13.12.89
|
Nam
|
50B Chính trị - Luật
|
Xiengkhouang
|
5.
|
Nanthaphone Thammavong
|
29.11.91
|
Nam
|
50B Tài chính NH
|
Bokeo
|
- Bảng 6. Danh sách LHS được Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh tặng giấy khen và phần thưởng trong 2 năm gần đây
1. Năm học 2010 – 2011
TT
|
Họ và tên
|
Lớp
|
Chức vụ
|
Số tiền
|
1.
|
Sivay Oudomsouk
|
47A Sư phạm Toán
|
Trưởng đoàn LHS
|
3.000.000đ
|
2.
|
Nounaline Muoavangya
|
48B6 Tài chính ngân hàng
|
Phó Trưởng đoàn
|
2.350.000đ
|
3.
|
Sivone Ruevaibounthavy
|
48A Sư phạm Toán
|
BCH Đoàn LHS
|
2.350.000đ
|
4.
|
Keomany Inthavong
|
47A Sư phạm Hoá
|
BCH Đoàn LHS
|
2.350.000đ
|
5.
|
Malaphone Phimlavong
|
47A Sư phạm Hoá
|
BCH Đoàn LHS
|
2.350.000đ
|
6.
|
Eonky Vongvilay
|
48B Khoa học môi trường
|
BCH Đoàn LHS
|
2.350.000đ
|
2. Năm học 2011 – 2012
TT
|
Họ và tên
|
Lớp
|
Chức vụ
|
Số tiền
|
1.
|
Nounaline Mouavangya
|
48B5 TCNH
|
Trưởng đoàn LHS
|
3.000.000đ
|
2.
|
Sivone Ruevaibounthavy
|
49A Toán
|
Phó Trưởng đoàn
|
2.350.000đ
|
3.
|
Souksakhone Sayalath
|
49B2 KHMT
|
Phó Trưởng đoàn
|
2.350.000đ
|
4.
|
Sombat Manyvong
|
49B QTKD
|
Trưởng ban Học tập
|
2.350.000đ
|
5.
|
Somsalit Maylokham
|
48B5 TCNH
|
Trưởng ban Tự quản
|
2.350.000đ
|
6.
|
Eonki Vongvilay
|
48B KHMT
|
Trưởng ban Thể thao
|
2.350.000đ
|
7.
|
Toulachanh Chanthamalee
|
48B5 TCNH
|
Trưởng ban Đời sống
|
2.350.000đ
|
8.
|
Nidnoy Inthavong
|
49B3 TCNH
|
Trưởng ban Văn nghệ
|
2.350.000đ
|
9.
|
Bounchanh Bouakeo
|
49B QTKD
|
Ban Tự quản
|
2.350.000đ
|
10.
|
Houmphanh Singkhalak
|
50K Tin
|
Ban Tự quản
|
2.350.000đ
|
11.
|
Touathor Laoneng
|
49K2 KSXD
|
Ban Tự quản
|
2.350.000đ
|
- Bảng 7. Danh sách LHS ý thức học tập, rèn luyện chưa cao
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh
|
Giới
|
Khoá / Ngành học
|
Quê quán
|
1.
|
Bouakhao Vongdachanh
|
12.06.92
|
Nữ
|
50B Quản trị KD
|
Bokeo
|
2.
|
Toukta Phanthanith
|
21.10.92
|
Nữ
|
50B Tài chính NH
|
Bokeo
|
3.
|
Douna Phimphilavong
|
01.12.92
|
Nữ
|
50B Tài chính NH
|
Houaphanh
|
4.
|
Phonpasinh Phimmasone
|
24/12/1987
|
Nam
|
49B4 Tài chính NH
|
Houaphanh
|
5.
|
Phonpasinh Phimmasone
|
24/12/1987
|
Nam
|
49B4 Tài chính NH
|
Houaphanh
|
6.
|
Souphanit Phetouthone
|
13/07/1990
|
Nam
|
51B Quản trị KD
|
Houaphanh
|
7.
|
Phetthasone Vichith
|
27.03.1990
|
Nam
|
51K KS Tin
|
Louang Prabang
|
8.
|
Phoumsombath Milith
|
17.07.1990
|
Nam
|
49B4 Tài chính NH
|
Louang Prabang
|
9.
|
Soulita Mingboupha
|
06.05.88
|
Nam
|
50B Kế toán
|
Luoang Prabang
|
10.
|
Xaysavanh Manivong
|
02.02.1990
|
Nam
|
49K KS Điện tử VT
|
Oudomxay
|
11.
|
Vanhaloun Vongthongchit
|
22/02/1991
|
Nam
|
51B Kế toán
|
Saya Bouli
|
12.
|
Singdong Linthavong
|
15.01.91
|
Nam
|
50B Tài chính NH
|
Sayaboury
|
13.
|
Sitthisack Thongsy
|
22.06.1988
|
Nam
|
49B4 Chính trị - Luật
|
Sayaboury
|
14.
|
Khamdeng Khammanivong
|
11.12.90
|
Nam
|
50B CN Tin
|
Vientiane
|
15.
|
Souvanna Senaphumy
|
13.07.1991
|
Nam
|
49B Quản trị KD
|
Vientiane P
|
16.
|
Anoulay Senekhamyong
|
13.04.86
|
Nam
|
48B KH Môi trường
|
Xiengkhouang
|
17.
|
Bounthin Somsavanh
|
15.02.1989
|
Nam
|
49K KS Tin
|
Xiengkhouang
|
18.
|
Lekxia Khounpakdy
|
26.07.1988
|
Nam
|
49B4 Tài chính NH
|
Xiengkhouang
|
19.
|
Ole Vonglorkham
|
05.10.1989
|
Nam
|
49B2 Môi trường
|
Xiengkhouang
|
20.
|
Phoud Thongbounphon
|
10/06/1993
|
Nam
|
51B Tài chính NH
|
Xiengkhouang
|
21.
|
Sakda Chitalat
|
07.05.1990
|
Nam
|
49B2 CN Luật
|
Xiengkhouang
|
22.
|
Sivai Sanavan
|
08.08.1990
|
Nam
|
49K KS Tin
|
Xiengkhouang
|
23.
|
Somnuek Douangmixai
|
01.08.91
|
Nam
|
50B Kế toán
|
Xiengkhouang
|
24.
|
Sonphet Bilavan
|
07/06/1990
|
Nam
|
48B2 CN Luật
|
Xiengkhouang
|
25.
|
Soukphengxai Lovongxai
|
15.09.89
|
Nam
|
50A SP GD Chính trị
|
Xiengkhouang
|
26.
|
Sounthevanh Inthaphone
|
03.12.1989
|
Nam
|
49K KS Tin
|
Xiengkhouang
|
27.
|
Tavin Vongvilay
|
02.06.1989
|
Nam
|
49B3 Kế toán
|
Xiengkhouang
|
28.
|
Vatsana Phommachanh
|
13.10.1990
|
Nữ
|
49B CN Tin
|
Xiengkhouang
|
29.
|
Viengthanom Phommachanh
|
13.04.1990
|
Nam
|
49K KS Tin
|
Xiengkhouang
|
30.
|
Vonevilay Sithachack
|
03.07.1991
|
Nữ
|
49B3 Tài chính NH
|
Xiengkhouang
|
31.
|
Xaignakone Mahaxai
|
15.12.1989
|
Nam
|
49K KS Tin
|
Xiengkhouang
|
- Bảng 8. Danh sách LHS được công nhận tốt nghiệp đợt 1 năm 2011
TT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh
|
Khoá / Ngành học
|
Điểm
|
Xếp loại TN
|
1.
|
Sisomphon Malavong
|
20/01/1988
|
48B CN Tin
|
2.23
|
TB
|
2.
|
Dam Phavanni
|
15/08/1987
|
48A SP Hoá
|
2.18
|
TB
|
3.
|
Dao Xayyalat
|
10/03/1988
|
48A SP Hoá
|
2. 47
|
TB
|
4.
|
Noitavan Phatthana
|
20/01/1989
|
48A SP Hoá
|
2. 35
|
TB
|
5.
|
Saikham Douangmixay
|
16/03/1987
|
48A SP Hoá
|
2. 29
|
TB
|
6.
|
Sikhampoui Sisavien
|
10/06/1990
|
48A SP Hoá
|
2. 35
|
TB
|
7.
|
Laothor Chueka
|
13/01/1986
|
48B1 Quản trị KD
|
2. 17
|
TB
|
8.
|
Thipphasouk Sisamak
|
03/02/1989
|
48B1 Quản trị KD
|
2. 06
|
TB
|
9.
|
Amphayvon Douangchaleun
|
16/10/1989
|
48B2 Quản trị KD
|
2. 2
|
TB
|
10.
|
Kobalom Chanthasin
|
02/05/1989
|
48B2 Quản trị KD
|
2. 34
|
TB
|
11.
|
Phimthavan Phonsavan
|
25/09/1989
|
48B2 Quản trị KD
|
2. 06
|
TB
|
12.
|
Phoutthali Sinthavong
|
16/03/1988
|
48B2 Quản trị KD
|
2. 17
|
TB
|
13.
|
Viengphet Sikhamon
|
07/01/1988
|
48B2 Quản trị KD
|
2
|
TB
|
14.
|
Khamoudon Chanthavong
|
22/05/1987
|
48B3 Kế toán
|
2.09
|
TB
|
15.
|
Doungmala Sidavan
|
02/08/1990
|
48B4 Kế toán
|
2.25
|
TB
|
16.
|
Souklavan Silatmina
|
16/09/1988
|
48B4 Kế toán
|
2. 17
|
TB
|
17.
|
Somsalit Maylokham
|
07/12/1986
|
48B5 Tài chính NH
|
2. 26
|
TB
|
18.
|
Toulachanh Chanthamalee
|
18/10/1989
|
48B5 Tài chính NH
|
2. 54
|
Khá
|
19.
|
Gerthor Cherkoua
|
16/01/1987
|
48B6 Tài chính NH
|
2. 14
|
TB
|
20.
|
Khamlan Louangphaseut
|
26/09/1988
|
48B6 Tài chính NH
|
2. 25
|
TB
|
21.
|
Khornsavanh Sisakoun
|
28/10/1988
|
48B6 Tài chính NH
|
2. 21
|
TB
|
22.
|
Nounaline Mouavangya
|
30/08/1989
|
48B6 Tài chính NH
|
2. 29
|
TB
|
23.
|
Souphanxay Soukkhadouangdi
|
02/05/1990
|
48B6 Tài chính NH
|
2. 1
|
TB
|
24.
|
Suevang Chouleng
|
20/10/1988
|
48B2 CN Luật
|
2. 33
|
TB
|
25.
|
Vavue Xouada
|
06/07/1987
|
48B2 CN Luật
|
2. 27
|
TB
|
26.
|
Minlavan Vongdananphan
|
14/04/1989
|
48A SP Sinh
|
2. 28
|
TB
|
27.
|
Eonki Vongvilay
|
06/11/1987
|
48B KH Môi trường
|
2. 55
|
Khá
|
28.
|
Khamkeo Losiamphay
|
01/02/1988
|
48B KH Môi trường
|
2. 35
|
TB
|
29.
|
Soukthavin Phommachan
|
21/08/1987
|
48B KH Môi trường
|
2. 37
|
TB
|
30.
|
Keolammon Lathachak
|
25/08/1989
|
48A SP Toán
|
2. 29
|
TB
|
31.
|
Natphayvon Bounthala
|
08/04/1989
|
48A SP Toán
|
2. 2
|
TB
|
32.
|
Phetthason Soisomphong
|
20/07/1989
|
48A SP Toán
|
2. 43
|
TB
|
33.
|
Soudavan Singdavong
|
11/06/1990
|
48A SP Toán
|
2. 35
|
TB
|
34.
|
Fueya Vangneng
|
09/01/1986
|
48A SP Vật lí
|
2. 29
|
TB
|
35.
|
Vanxay Salor
|
05/11/1989
|
48A SP Vật lí
|
2. 49
|
TB
|
Phần III:
Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong công việc được giao ở đơn vị.
Trên cơ sỏ nghiên cứu lý luận về chỉ đạo quản lý Lưu học sinh nội trú dân, từ những kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ đạo trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo quản lý Lưu học sinh nội trú chúng tôi đề xuất một số biện pháp chỉ đạo quản lý như sau:
Biện pháp 1:
Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
Trung tâm Nội trú phải bám sát nhiệm vụ năm học, chương trình công tác của Chi đoàn và phong trào của các Tiểu ban Thanh niên xung kích, các Nhóm câu lạc bộ... để Trung tâm xây dựng kế hoạch nội dung chương trình hoạt động quản lý thật cụ thể 2 tuần, hàng tháng và hàng năm từng chủ đề của nhà trường phát động cho phù hợp với tình hình của Trung tâm, để phù hợp với nhiệm vụ năm học.
Biện pháp 2:
Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động quản lý Lưu học sinh học nội trú .
* Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động quản lý:
Các đồng chí cán bộ lãnh đạo đã được phân công các mảng chuyên môn cần hoạt động quản lý có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động quản lý mô hình Lưu học sinh ở nội trú . Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động. Cụ thể là chỉ đạo, kiểm tra giám sát các Cán bộ quản lý nội trú, Trưởng các Tầng, phụ trách thực thi kế hoạch hoạt động quản lý, đánh giá kết quả thực hiện từng tháng.
* Đối với việc đánh giá kết quả hoạt động.
- Lãnh đạo phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng không mang tính cá nhân.
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý nội trú cũng như các phong trào trong nội trú trường học phổ thông.
- Đánh giá kết quả hoạt động của từng phòng, tầng ở nội trú, đánh giá kết quả của từng Lưu học sinh ở nội trú.
Biện pháp 3:
Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động quản lý phù hợp nhu cầu và hứng thú của Lưu học sinh theo từng độ tuổi, phù hợp với điều kiện cụ thể Khu nội trú của nhà trườngnhà trường.
Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình hoạt động quả lý, hiệu trưởng phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của Ban quản lý nội trú, các đồng chí cán bộ phụ trách... Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến khích Lưu học sinh tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động quản lý mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động quản lý cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng Nhà, Tầng và các phòng ở trong khu nội trú.
Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của Lưu học sinh nội trú là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của Lưu học sinh nội trú trong học tập và rèn luyện.
Biện pháp 4:
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động quản lý Lưu học sinh nội trú cho cán bộ công nhân viên chức.
- Bồi dưỡng năng lực của ban quản lý nội trú: Tạo điều kiện cho Ban quản lý nội trú tham quan học tập kinh nghiệm, và tổ chức các buổi thảo luận về cách quản lý có hiệu quả.
- Bồi dưỡng năng lực cho CBCNV: Hàng năm Ban giám đốc tổ chức tập huấn cho cán bộ về công tác quản lý Lưu học sinh ở nội trú và đồng thời từng bước tiến hành và xây dựng đưa ra các nôi quy quy chế thật chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi của lưu học sinh trong khu vực nội trú nhà trường.
- Bồi dưỡng năng lực cho đội Xung kích cờ đỏ vào đầu năm học: Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai trò tích cực cho hoạt dộng tự quản của Lưu học sinh trong khu vực nội trú. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tự quản của các em việc tiến hành hoạt động tự quản, cách ứng xử, giải quyết.
Biện pháp 5:
Phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường để năng cao chất lượng tổ chức hoạt động quản lý Lưu học sinh ở nội trú. Cụ thể là:
- Lãnh đạo trung tâm nội trú sử dụng tối đa năng lực của các cấp lãnh Phường, Xã và các Cơ quan xung quoanh địa bàn, đặc biệt là công tác an ninh trật tự...
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch quản lý Nười nước ngoài ở nội trú trong từng thời điểm, năm học. Biểu dương những thành tích đạt được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể và hiệu quả của các cá nhân và đoàn thể tham gia.
Biện pháp 6:
Xây dựng tốt cơ sở vật chất trường học nhằm bảo đảm những yêu cầu về trang thiết bị cho hoạt động quản lý Lưu học sinh nội trú:
- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị từng phòng ở, cầu thang-hành lang, khuôn viên và phòng sinh hoạt cộng đồng “ hướng dẫn tổ chức hoạt động quản lý Lưu học sinh nội trú”.
- Kịp thời sửa chữa các thiết bị hư hỏng và bổ sung các dụng cụ thể dục thể thao, văn hóa xã hội...
- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế độ , cơ chế đánh giá để cán bộ quản lý tốt khu nội trú của lưu học sinh .
1.Kết luận:
Quản lý Lưu học sinh nội trú đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục dạy và học cũng như quản lý giáo dục ở các trường ĐH&CĐ
hiện nay. Quản lý được tiến hành, thực hiện bởi một chương trình, hệ thống các hoạt động theo những nội dung quản lý do Ban quản lý nội trú, cùng Ban giám hiệu đưa ra phong phú với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và sinh động tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn chất lượng tổ chức quản lý Lưu học sinh nội trú ở trường Đại học Vinh trong thời gian qua chưa đạt được kết quả cao như mong muốn, còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp cách thức quản lý để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Lưu học sinh ngày nay có những bước phát triển mới về chất trong quá trình rèn luyện và học tập. Các Lưu thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Người quản lý Nội trú phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý Lưu học sinh nội trú nhằm thoả mãn nhu cầu nguyện vọng của Lưu học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng Quản lý Lưu học sinh có ý nghĩa quan trọng ở trường Đại học Vinh. Quản lý Lưu học sinh nội trú là một hoạt động đa dạng và phong phú, gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở khu nội trú để tạo nên một kết quả tổng hợp góp phần đào tạo người học phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ.
Trên đây là những biện pháp chỉ đạo và quản lý Lưu học sinh ở nội trú trường Đại học Vinh mà chúng tôi nghiên cứu trong thời gian qua. Chúng tôi tin tưởng rằng có hướng đi đúng đắn, cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tập thể cán bộ công nhân viên của trung tâm Nội trú, chắc chắn trung tâm Nội trú Trường Đại học Vinh sẽ có những bước phát triển quản lý vững chắc trong những năm tiếp theo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên những vấn đề được trình bày trong đề tài này không tránh khỏi những non nớt, thiếu sót. Do vậy Tôi rất mong được góp ý của quý Thầy Cô và anh chị em đồng nghiệp./.
Người thực hiện: Trần Minh Công
Giám đốc trung tâm Nội trú – Trường Đại học Vinh
Địa chỉ gmail: tranminhcong62dhv@gmail.com