A. TÌNH HÌNH CHUNG LIÊN QUAN CÔNG TÁC ANTT

            I. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC

            Do sự rối loạn về chính trị và khủng hoảng về kinh tế của thế giới, tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về kinh tế do lạm phát gia tăng, giá cả leo thang, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến đối tượng HSSV. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, đặc biệt là các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và Biển đảo vẫn luôn tìm cách kích động và lôi kéo HSSV tham gia vào các hoạt động chống phá Nhà nước. Bằng nhiều âm mưu và thủ đoạn, chúng thường xuyên phát tán các tài liệu có nội dung xấu, kích động biểu tình, gây rối ANTT, lôi kéo mọi người tham gia vào các tổ chức phản động thông qua các hoạt động tôn giáo, hệ thống mạng Internet, truyền đơn...

            Mặt khác, bên cạnh sự phát triển của xã hội đã nảy sinh những mặt trái có tác động tiêu cực đến giới trẻ, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ HSSV.

III. TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Khu vực Nghệ An hiện có 8 trường đại học và hàng chục trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp với số lượng HSSV lên đến hàng trăm ngàn người, chủ yếu tập trung tại thành phố Vinh.

Trường Đại học Vinh hiện có gần 1.000 cán bộ, công chức, trong đó có khoảng 700 đảng viên; Nhà trường hiện có gần 43000 HSSV đang theo học, trong đó hơn 19 ngàn HSSV thường xuyên học tại trường. Với số lượng HSSV đông, trong đó có hơn 95% HSSV ở ngoại trú, còn lại là ở nội trú, số HSSV này có thời gian sinh hoạt trong KTX của nhà trường. Đang là khoảng trống rất lớn trong công tác quản lý con người của nhà trường.

Ký túc xá đóng trên địa bàn đông dân cư, là chỗ tiếp giáp với 2 phường, lại nằm gần các nút giao thông quan trọng (Quốc lộ 1A, cảng Bến Thủy) và gần chợ nên tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội (TNXH) diễn biến rất phức tạp. Mặt khác, các dịch vụ nhạy cảm mọc lên rất nhiều xung quanh khu vực trường đã có những tác động tiêu cực đến đời sống học đường.

Thực tế hiện nay, vẫn còn một bộ phận HSSV còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các tổ chức đoàn, hội, ý thức phấn đấu chưa cao, lười học, lười rèn luyện, sống buông thả, thực dụng, cá biệt có trường hợp vi phạm pháp luật như: Tự gấy rối an ninh trật tự, lôi kéo người ngoài vào, trộm cắp, vi phạm luật giao thông, ăn chơi đua đòi dẫn tới nợ nần cầm đồ trái phép hàng trăm triệu đồng... công tác quản lý sinh viên của Ký túc xá - Trường Đại học Vinh nói riêng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

            B. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO

            I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Ban giám đốc đã tham mưu cho ban giám hiệu chỉ đạo các đơn vị trong trường, cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường phải thường xuyên chủ động nắm tình hình, nắm rõ diễn biến tư tưởng chính trị của HSSV. Phát hiện kịp thời các tổ chức hội, nhóm HSSV hoạt động trái phép, ngăn chặn triệt để các tác động xấu có thể xảy ra với Người ở Ký túc xá hoặc HSSV nhà trường.

2. Nâng cao nhận thức cấp ủy, trong cán bộ quản lý KTX, HSSV ở nội trú về âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, trong công tác phòng ngừa, giải quyết gây rối ANTT trong HSSV ở Nội trú.

3. Giải quyết dứt điểm, hiệu quả các vụ việc phức tạp liên quan đến HSSV ở nội trú, không để bùng phát, nhân rộng – lan toả thành việc lớn từ các việc nhỏ trên quan điểm mềm dẻo, linh hoạt nhưng cương quyết, thu nhỏ sự việc và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.

            II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

            1. Công tác phòng ngừa và giải quyết gây rối ANTT trong HSSV ở Nội trú phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi ủy Đảng, sự quản lý điều hành của Ban Giám đốc, huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên và mọi cán bộ, HSSV ở trong khu nội trú.

            2. Sự việc xẩy ra thuộc đối tượng và KTX nào thì Cán bộ trực kết hợp với lực lượng Tự quản và đội TNXK ở đó phải trực tiếp giải quyết, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan của trường và chính quyền địa phương để giải quyết. Chú trọng huy động tối đa lực lượng tại chỗ.

3. Phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các vụ gây rối ANTT. Nếu xảy ra phải giải quyết dứt điểm, không để lây lan phức tạp kéo dài.

            4. Quá trình giải quyết gây rối ANTT xảy ra phải lấy vận động chính trị là chủ yếu, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp khác, chỉ sử dụng biện pháp vũ trang khi thật cần thiết và có sự phối hợp của các ngành chức năng.

            III. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN.

            1. Đối tượng đấu tranh: Các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, bọn cơ hội chính trị, bất mãn, tiêu cực tìm cách lôi kéo, can thiệp, cưỡng ép HSSV ở nội trú tham gia các hoạt động phục vụ cho mục đích của chúng.

            2. Đối tượng bảo vệ: Hệ thống cán bộ, HSSV ở nội trú, cơ sở vật chất của nhà trường và các tài sản cá nhân.

            3. Địa bàn: Khu vực Ký túc xá của trường.

 C. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT GÂY RỐI ANTT TRONG KHU VỰC KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG.

            I. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA.

            1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV ở nội trú.

            - Tuyên truyền cho HSSV nắm vững Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là những vấn đề thời sự trong nước và ngoài nước để HSSV cập nhật và hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình.

            - Giúp các đối tượng HSSV ở nội trú hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của HSSV trong công cuộc xây dựng đất nước, những chủ trương chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với HSSV.

            - Giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và lòng tự hào dân tộc. Có ý thức tham gia các phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện vì cộng đồng. Giáo dục truyền thống hiếu học gia đình, hướng nghiệp cho HSSV. Làm cho các em hiểu rõ chỉ có giá trị của hòa bình, ổn định chính trị thì các đối tượng HSSV ở nội trú mới có điều kiện học tập, rèn luyện và phát triển.

            - Phương pháp tuyên truyền: Lồng ghép vào các hoạt động xã hội, họp sinh viên nội trú, giao ban công tác chuyên môn của Trung tâm định kỳ hàng tuần, qua phương tiện truyền thông của Trung tâm và các nhóm tự quản.

2. Thường xuyên củng cố, tăng cường năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý KTX, hiệu quả điều hành quản lý  của các tổ chức đoàn thể, đoàn Lưu học sinh, TNXK trong  KTX của trường.

- Phát huy vai trò của Công đoàn bộ phận, Đoàn thanh niên. Định kỳ đưa các nội dung này lồng gép vào các sinh hoạt của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức quần chúng trong đơn vị.

- Các lực lượng bảo đảm ANTT trong trường (phòng Bảo vệ, phòng Công tác HSSV, Trung đội tự vệ, Đội Thanh niên xung kích...) phải phối hợp chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả trong việc giải quyết các vụ việc liên quan ANTT.

3. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong Trung tâm.

- Nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên và HSSV ở nội trú, làm cho mọi người thấy rõ âm mưu của các thế lực thù địch, từ đó ý thức được trách nhiệm bản thân đối với nhà trường. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tự giác tham gia vào các phong trào Nhà trường và đơn vị đề ra.

-  Mọi người hưởng ứng tích cực phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

- Triển khai sâu rộng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của các cấp đến mọi cán bộ, HSSV trong khu nội trú.

- Phát động phong trào tố giác tội phạm, đấu tranh, ngăn chặn không để xảy ra vụ việc liên quan đến ANTT.

- Làm tốt công tác xây dựng mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào HSSV bảo vệ ANT, bảo đảm ANTT.

- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và kịp thời khen thưởng đối với những tập thể cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào và có hình thức phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân vi phạm.

4. Tăng cường công tác quản lý  ANTT.

- Làm tốt công tác quản lý người nước ngoài (đến trường công tác, học tập) và cán bộ, GV, sinh viên của trường theo đúng quy định của Nhà nước.

- Làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và an ninh văn hóa tư tưởng. Quản lý và thực hiện đúng nội dung, chương trình đào tạo, các quy định về liên kết đào tạo. Quản lý chặt chẽ, khai thác và sử dụng đúng mục đích các thông tin tư liệu, nhất là những thông tin bí mật Nhà nước, thực hiện tốt các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an về công tác an ninh trật trường học trong khu nội trú.

- Xây dựng, hoàn chỉnh các văn bản cần thiết để quản lý toàn diện các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của HSSV ở nội trú.

- Quản lý tốt các hoạt động của tổ các CLB đội nhóm, Ban cán sự Lưu học sinh, đội TNXK trong Ký túc xá.

- Kiện toàn và quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ, nhốm làm công tác ANTT trong KTX hoạt động.

- Củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý KTX, đội ngũ Trưởng tâng, Trưởng nhà và mạng lưới HSSV ở nội trú.

- Làm tốt công tác quản lý KTX trong trường học và các khu vực có liên quan đến khu vực Chuyên gian, Nhà khách và nhất là quản lý nhân khẩu, cư trú, vũ khí, vật liệu nổ, quản lý chặt chẽ các phòng ở dùng Internet, Blog cá nhân...

5. Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Trung tâm nội trú, gia đình và xã hội.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm, gia đình và chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị nơi có HSSV ở nội trú, thường xuyên trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý HSSV nội trú.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả nắm bắt các thông tin qua công tác giao ban an ninh trường học để phát hiện, xác minh, trao đổi thông tin và phối hợp trong xử lý tình hình.

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong Khu nội trú, phát huy vai trò tự quản, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho HSSV ở nội trú. Phát huy vai trò của tổ chức Tự quản, Ban cán sự đoàn LHS để kịp thời nắm và xử lý các vấn đề nảy sinh phức tạp trong HSSV ở nội trú.

6. Phòng ngừa, ngăn chặn các âm mưu, hoạt động, tác động móc nối của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động vào HSSV ở nội trú.

- Phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng quảng cáo, từ thiện, nhân đạo, hợp tác trên lĩnh vực giáo dục... để xâm nhập đội ngũ trí thức, HSSV ở nội trú nhằm tuyên truyền lối sống phương tây trái với thuần phong mỹ tục, đi ngược truyền thống văn hóa tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam. Cảnh giác với các hoạt động mời, chào để tuyên truyền móc nối, lôi kéo để phục vụ cho mục đích chính trị đen tối của các thế lực thù địch.

- Tuyên truyền giúp HSSV ở nội trú không bị lôi kéo vào các tổ chức phản động, các Hội, Đoàn trái phép.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHƯ SAU:

1. Ban giám đốc:

1.1. Tham mưu cho Nhà trường kiện toàn Ban an ninh trật tự trong KTX. Thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng chính trị trong HSSV ở nội trú. Có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng cho CB và HSSV phù hợp với yêu cầu công tác tư tưởng chính trị trong tình hình mới.

1.2. Thực hiện và giải quyết tốt các yêu cầu của HSSV ở nội trú như hỏng tài sản, tư vấn tham mưu cho HSSV ở nội trú các thắc mắc trong học tập, làm tốt công tác động viên cho các đối tượng con chính sách, người nghèo và tàn tật ở trong khu nội trú.

1.3. Xây dựng hệ thống loa phát thanh trong khu vực nội trú và tổ chức phát thanh đưa tin ngoài giờ hành chính hàng ngày. Đặc biệt khi cần thiết hệ thống phát thanh là phương tiện để Trung tâm điều hành, chỉ đạo xử lý khi xảy ra sự việc gây rối ANTT trong khu vực nội trú và vùng phụ cận.

2. Kết hợp với các đơn vị trong trường như:

2.1. Khoa Giáo dục Quốc phòng:

- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ ANTQ cho HSSV thông qua các bài giảng, các đợt học quân sự.

- Tổ chức luân phiên cho sinh viên  tuần tra canh gác vào ban đêm. Tổ chức các buổi đi dã ngoại nhằm nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu của sinh viên trong khoa nói riêng, các lực lượng trong toàn trường nói chung nhằm đảm bảo giữ vững ANTT trong khu vực trường.

 

2.2. Phòng Bảo vệ:

- Phân công cho sinh viên  thường xuyên tuần tra, kiểm soát mọi tình hình trong khu vực trường. Tuyệt đối không được để người ngoài đi vào khu nội trú khi có sự việc xẩy ra. Phát hiện, ngăn chặnkết hợp giải quyết kịp thời các vụ việc xẩy ra trong KTX của trường.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ trong đơn vị nâng cao nhận thức, cảnh giác với những âm mưu của thế lực thù địch. Đồng thời nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc ANTT. Khi xử lý vụ việc tuyệt đối không để việc nhỏ thành việc lớn. Tăng cường trang thiết bị hỗ trợ cần thiết cho công tác ANTT.

- Tổ chức khảo sát địa bàn để triển khai lực lượng kịp thời, nhanh chóng khi có vụ việc lớn xảy ra.

2.3.. Đoàn trường, Hội HSSV:

Củng cố lực lượng và nâng cao chất lượng hoạt động Đội thanh niên xung kích. Tăng cường hoạt động nắm bắt thông tin, diễn biến tư tưởng trong lực lượng HSSV ở các chi đoàn, chi hội. Kịp thời phối hợp các đơn chức năng trong Nhà trường để giải quyết các vụ việc liên quan đến Đoàn viên thanh niên, Hội viên trong nhà trường.

2.4. Các Khoa đào tạo:

- Cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị đào tạo quan tâm quán triệt tư tưởng chính trị cho  HSSV đơn vị mình ở trong khu nội trú.

- Các đồng chí trợ lý Công tác HSSV tích cực xây dựng đội ngũ cộng tác viên. Thông qua đội ngũ đó thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình HSSV nội trú, kịp thời báo cáo về Trường những tình hình nghi vấn.

III. GIẢI QUYẾT GÂY RỐI ANTT TRONG KHU VỰC NỘI TRÚ

1. Quy trình chung.

1.1. Yêu cầu:

- Khi có vụ việc gây rối ANTT xảy ra trong khu nội trú, các bộ phận liên quan trong Ký túc xá phải kịp thời ngăn chặn, không để lan rộng, kéo dài, không để phát triển thành biểu tình, bạo loạn. Kịp thời báo cáo cơ quan chức năng phối hợp xử lý. Truy tìm, phát hiện kẻ móc nối, lôi kéo HSSV và những HSSV móc nối, bị lôi kéo để xử lý triệt để. Giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người cũng như tài sản, vật chất của Nhà trường trong khu nội trú.

- Việc tổ chức giải quyết vụ việc gây rối phải đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc trực hoặc cán bộ trực, Các lực lượng tham gia phải phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động nhằm giải quyết nhanh, gọn, triệt để vụ việc, tranh thủ sự đồng tình của  HSSV ở nội trú để trấn áp các phần tử xấu.

1.2. Quy trình giải quyết gây rối ANTT:

- Bước 1: Nhanh chóng nắm tình hình ban đầu về vụ gây rối ANTT để giúp Cán bộ có cơ sở triển khai kế hoạch đấu tranh thích hợp. Nắm vững những thông tin về quy mô vụ việc, tính chất, địa bàn, số lượng HSSV tham gia. Thành phần tham gia, đặc biệt số lượng thành phần bên ngoài móc nối vào, khả năng chống đối của chúng. Tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và các yêu sách đưa ra nếu có. Kịp thời báo cáo các thông tin đó cho Ban chỉ đạo và cơ quan chức năng.

- Bước 2: Tiến hành đấu tranh, giải quyết vụ việc: Việc giải quyết vụ việc gây rối ANTT được tiến hành theo chỉ đạo nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Cô lập khu vực có vụ việc xảy ra, ngăn chặn kịp thời, không để HSSV ở nội trú không liên quan đến gần khu vực xảy ra vụ việc. Dùng loa thông báo toàn bộ khu nội trú  không ra khỏi phòng ở nếu xét thấy phòng ở không bị đe dọa, mất an toàn.

+ Tăng cường công tác bảo vệ mục tiêu quan trọng thiết yếu trong khu nội trú, chặn đứng các hành vi hành hung người, hành vi phá hoại tài sản.

+ Tìm hiểu, phát hiện các đối tượng cầm đầu, tìm biện pháp cách ly chúng với HSSV, có biện pháp tiếp chúng và các đối tượng quá khích trong vụ gây rối ANTT. Mặt khác tiếp tục điều tra về thân nhân, ý đồ hoạt động của chúng, phát hiện và thu giữ các tài liệu, chứng cứ để việc xử lý theo pháp luật đạt hiệu quả cao.

+ Nhanh chóng giải tán đám đông, phân hóa, cô lập các đối tượng tội phạm và tòng phạm, cách ly các đối tượng, vận động thuyết phục các đối thượng còn lại để giải tán vụ việc. Sử dụng các hình thức vận động quần chúng thích hợp, làm cho họ thấy rõ bản chất phá hoại, xuyên tạc, và thủ đoạn lừa bịp của địch, tự nguyện rời khỏi khu vực gây rối. Kiên quyết đấu tranh với các hành động lôi kéo, nắm giữ các đối tượng vào gây rối, tổ chức bảo vệ hiện trường.

- Bước 3: Khắc phục hậu quả sau khi giải quyết vụ việc:

+ Khẩn trương ổn định trật tự toàn bộ khu vực xẩy ra sự việc nói riêng và khu vực ký túc xá nói chung, nhanh chóng đưa lại sự ổn định  một cách sớm nhất.

+ Đẩy mạnh công tác vận động chính trị trong cán bộ, HSSV ở nội trú, nâng cao nhận thức chính trị và cảnh giác cách mạng. Vận động quần chúng tố giác những phần tử chủ mưu, cầm đầu, những phần tử có hoạt động phá hoại.

+ Chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, điều kiện nẩy sinh vụ việc, tổ chức rút kinh nghiệm.

2. Cách thức xử lý đối với một số tình huống gây rối cụ thể:

2.1.Tình huống 1:

Do sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với HSSV ở nội trú, một số đối tượng xấu lợi dụng kích động HSSV tụ tập kéo đông người lên phản đối và  đưa ra  yêu sách.

- Đánh giá:

Đây là vụ việc mà HSSV dễ bị kích động khi có thế lực bên ngoài can thiệp. Xác định đòi hỏi của HSSV là chính đáng, trung tâm cần tìm nguyên nhân sai sót và đưa ra cách giải quyết thỏa đáng.

- Các bước giải quyết:

+ Lãnh đạo hoặc cán bộ báo ngay cho Nhà trường biết và báo cho cơ quan Công an phối hợp giải quyết.

+ Phối hợp với phòng Bảo vệ, phòng Công tác HSSV, Đoàn trường, Hội SV, Trợ lý Công tác HSSV các khoa, lãnh đạo các khoa, phòng liên quan mời những sinh viên đó vào phòng làm việc, yêu cầu người đại diện HSSV trình bày nội dung, bình tĩnh nghe và giải thích cho HSSV rõ. Nếu thấy việc HSSV trình bày là đúng thì kịp thời giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi cho HSSV và có biện pháp xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót. Nếu thiếu sót đó là của cơ quan cấp trên thì Trung tâm đề nghị với Nhà trường có trách nhiệm đề nghị cơ quan cấp trên nghiên cứu giải quyết và trả lời ngay cho HSSV, yêu cầu HSSV giải tán không tụ tập gây mất trật tự trong khu nội trú.

+ Kết quả xử lý phải được thông báo, giải thích công khai, rộng rãi, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để mọi người cùng hiểu, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động.

+ Kết hợp với Phòng Bảo vệ phối hợp với cơ quan công an các cấp kịp thời nắm tình hình, phân tích, tổng hợp và chủ động xử lý, ngăn chặn các đối tượng có biểu hiện lợi dụng để kích động HSSV vi phạm pháp luật, gây mất ổn định chính trị trong khu nội trú.

2.2.Tình huống 2:

Phát hiện một số đối tượng cơ hội chính trị, chống đối trong nước hoặc các thế lực thù địch ở nước ngoài viết thư ngỏ kêu gọi HSSV ở nội trú  biểu tình (hoặc viết đơn xin phép được biểu tình). Các thông tin từ các ký túc xá  trường Đại học khác trong cả nước tác động đến HSSV  ở nội trú,  kích động biểu tình tại thời điểm và địa điểm cụ thể.

- Đánh giá:

Đây là vụ việc nghiêm trọng, thể hiện rõ mục đích chính trị của các thế lực bên ngoài, HSSV nội trú bị mua chuộc, lôi kéo.

- Yêu cầu:

+ Không để xảy ra biểu tình, gây rối chính trị trong HSSV ở nội trú.

+ Vận động, thuyết phục HSSVủơ nội trú không tham gia biểu tình.

+ Ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu kích động của các thế lực thù địch đối với HSSV.

- Các bước giải quyết:

+ Khi nhận được thông tin, Lãnh đạo Đơn vị báo cáo Nhà trường xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời báo ngay cho các cơ quan Công an phối hợp giải quyết.

+ Kết hợp với các đơn vị chức năng, cán bộ, GV, các đoàn thể trong trường gặp gỡ tuyên truyền, vận động HSSV không tụ tập đông người, không tham gia biểu tình, gây rối trật tự trong khu nội trú.

+ Bố trí, kết hợp với các lực lượng công khai và không công khai tiếp cận phối hợp vận động HSSV, phân loại, đấu tranh vô hiệu hóa các âm mưu của địch.

+ Tiếp tục thực hiện các hoạt động bình thường theo đúng chương trình, đồng thời chỉ đạo cán bộ, các lực lượng tự quản, đoàn Lưu học sinh tăng cường kiểm tra khép kín thời gian để thu hút HSSV ở nội trú không ra ngoài.

2.3.Tình huống 3:

Xảy ra tình trạng HSSV ở nội trú  tụ tập đông người, chuẩn bị gây rối ANTT.

- Đánh giá:

+ Cần xác định rõ phạm vi của vụ việc có bàn tay của thế lực bên ngoài can thiệp vào hay không? Vụ việc chỉ là liên quan đến ANTT đơn thuần hay còn là vấn đế an ninh chính trị?

- Yêu cầu:

+ Giải tán tại chỗ các nhóm HSSV, không để lan rộng hoặc phát triển thành các cuộc biểu tình, gây rối chính trị.

+ Phân hóa, vô hiệu hóa những đối tượng chủ mưu, cầm đầu, xúi dục. Tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác điều tra, xử lý.

- Các bước giải quyết:

+ Lãnh đạo đơn vị hoặc cán bộ trực báo cáo Ban giám hiệu để có kế hoạch phòng chống gây rối ANTT, đồng thời báo cáo cơ quan công an phối hợp xử lý.

+ Kịp thời ngăn chặn không để các đối tượng cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước có điều kiện tiếp xúc, kích động, xúi dục HSSV ở nội trú biểu tình, gây rối chính trị.

            + Tìm cách phát hiện đối tượng cầm đầu, kích động, xúi dục HSSV ở nội trú; Chú ý cô lập không để HSSV tiếp xúc với những đối tượng đó.

            + Kết hợp với các đơn vị chức năng giữ gìn trật tự, giải tán đám đông, vận động HSSV ở nội trú giải tán hoặc có thể tổ chức đối thoại với HSSV ở nội trú, giải quyết nhanh gọn, dứt điểm những vấn đề HSSV bức xúc. Nếu vụ việc vẫn còn bế tắc, nhanh chóng liên hệ với thân nhân những HSSV có vai trò nổi bật trong số HSSV tụ tập đó đề nghị họ can thiệp.

+ Tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, chỉ đạo xử lý triệt để những đối tượng vi phạm.

2.4.Tình huống 4:

Do bị kích động của đối tượng xấu, một số HSSV ở nội trú chuẩn bị hoặc đã kéo nhau lên Nhà trường... biểu tình, gây rối, đòi yêu sách.

- Đánh giá:

+ Đây là vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong khu vực trường, nhưng liên quan đến HSSV ở nội trú của Nhà trường.

+ Cần chú ý là, tại địa điểm tập trung đông người, cán bộ trực nội trú không phân biệt được các đối tượng cụ thể (HSSV của trường, HSSV trường khác, thanh niên ngoài, nhóm cầm đầu, chủ mưu), nội dung yêu sách chính của các đối tượng.

- Yêu cầu:

+ Giải tán đám đông, không để vụ việc xảy ra phức tạp, lan rộng, kéo dài gây mất trật tự công cộng trong khu nội trú.

+ Kịp thời kết hợp với các đơn vị khác phân hóa, cô lập, vô hiệu hóa những đối tượng chủ mưu, cầm đầu, kích động. Thu thập tài liệu chứng cứ báo cáo cơ quan Công an phục vụ điều tra, xử lý.

- Các bước giải quyết:

+ Lãnh đạo đơn vị xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời báo cho cơ quan Công an biết chuẩn bị tình huống đối phó, phối hợp xử lý, giải quyết vụ việc.

+ Kết hợp các đơn vị chức năng tìm cách phong tỏa, ngăn chặn HSSV không để tụ tập, kéo nhau về địa điểm đã định. Đồng thời làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp giải quyết các yêu cầu chính đáng của HSSV ở nội trú. Thông báo công khai cho mọi người biết để ủng hộ chủ trương của Nhà trường.

+ Cử cán bộ phối hợp với các cơ quan chức năng trực tiếp đến địa điểm đã định giải quyết vụ việc. Những cán bộ được cử công tác phải có uy tín với HSSV ở nội trú, cá nhân được cử đi phải có trách nhiệm cao trong công việc.

+ Thu thập thông tin về thân nhân của những HSSV ở nội trú có vai trò nổi bật hơn trong đám đông và tìm cách liên lạc với họ, đề nghị phối hợp nhắc nhở, răn đe HSSV đó, hạn chế sự manh động trong vụ việc.

2.6.Tình huống 6:

Do sinh viên ở nội trú mâu thuẫn từ ngoài đường phố, người ngoài đánh và mạt sát sinh viên nên nhiều sinh viên bức xúc vì thấy bị xúc phạm kéo đến nhà ở của họ đập phá quá tay, lực lượng chức năng không can thiệp được vì số lượng HSSV ở nội trú quá đông.

- Đánh giá:

+ Đây là vụ việc có thật đã xảy ra tại phường Trung Đô cách đây gần 30 năm. Do số lượng HSSV quá đông, lực lượng chức năng không can thiệp được; cán bộ, GV nhà trường đến giải tán bị HSSV ngăn cản.

- Yêu cầu:

+ Giải tán đám đông, bảo vệ tính mạng và tài sản HSSV cũng như cán bộ.

- Các bước giải quyết.

+ Lãnh đạo hoặc cán bộ trực báo ngay cho Nhà trường xin ý kiến chỉ đạo đồng thời báo cho cơ quan công an địa phương nơi xảy ra vụ việc biết để  phối hợp giải quyết.

+ Cử lãnh đạo và cán bộ kết hợp với các đơn vị chức năng, đội ngũ Trợ lý Công tác HSSV có mặt tại hiện trường cùng phối hợp giải quyết.

+ Tổ chức bảo vệ tính mạng nếu có thể xấy ra, tài sản của HSSV và nhân dân.

2.7.Tình huống 7:

Một số sinh viên ở nội trú vi phạm Luật giao thông bị cảnh sát giao thông xử lý, nhưng trong quá trình xử lý đã xúc phạm đến danh dự và thân thể sinh viên nên sinh viên bức xúc gọi nhiều HSSV ở nội trú ra vây ráp, gây sự với số lượng lớn, đồng thời bị đối tượng ngoài lợi dụng, kích động chống đối cảnh sát.

- Đánh giá:

+ Cách đây hơn 20 năm có 1 vụ việc tương tự xảy ra tại ngã tư Phượng Hoàng - Trung Đô, thành phần không phải là Cảnh sát giao thông mà là một số chiến sỹ quân cảnh. Cũng do số lượng HSSV ở nội trú đông nên cả Nhà trường và cơ quan chức năng không can thiệp được. Khi đó chưa có lực lượng bên ngoài kích động sinh viên.

- Yêu cầu:

+ Giải tán đám đông là sinh viên ở trong khu nội trú, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của HSSV và của cảnh sát.

- Các bước giải quyết:

+ Báo cáo Nhà trường xin ý kiến chỉ đạo đồng thời báo cho cơ quan công an Phường, thành phố Vinh biết phối hợp giải quyết.

+ Kết hợp với cán bộ các đơn vị chức năng, Trợ lý Công tác HSSV, GV có uy tín xuống địa bàn phối hợp giải quyết.

+ Kết hợp tổ chức bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản HSSV cũng như của cảnh sát. Tuyệt đối không để tình trạng  sinh viên ở nội trú lật xe, đốt xe cảnh sát.

+ Phân tán đám đông, cách ly, không để HSSV nội trú bị kích động, yêu cầu sinh viên giải tán về ở ký túc xá .

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Kiện toàn các nhóm, đội đảm nhiệm công tác đảm bảo an ninh chính trị, ANTT khu nội trú (thay cho Ban Chỉ đạo phòng ngừa và giải quyết gây rối ANTT trong HSSV). Nhóm này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đơn vị và có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện đề án.

2. Đơn vị phân công một đồng chí lãnh đạo chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo trực tiếp các nhóm để triển khai các công việc nhằm đảm bảo an ninh chính trị trong khu vực nội trú.

3. Thường xuyên chủ động rà soát, giải giải quyết các bức xúc tồn đọng trong HSSV ở nội trú (thông qua Hội nghị dân chủ sinh viên hoặc họp sinh viên nội trú bằng cách đối thoại trực tiếp hay gián tiếp).

4. Gắn nội dung Công tác phòng ngừa và giải quyết gây rối an ninh trật tự trong HSSV ở nội trú thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, thể hiện trong kế hoạch hàng tháng, quý của đơn vị.

5. Xây dựng Kế hoạch huy động lực lượng giải quyết vụ việc khi xảy ra gây rối ANTT liên quan đến HSSV ở nội trú.

6. Triển khai diễn tập, rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch nhằm chủ động xử lý các tình huống.

7. Ban An ninh trật tự của đơn vị có trách nhiệm tham mưu giúp nhà trường triển khai các công việc theo kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng báo cáo Nhà trường.

8. Kế hoạch này sẽ được bổ sung, phát triển theo tình hình cụ thể của đơn vị theo từng thời gian./.

 

                                                                      GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

 

 

                     

                                      Trần Minh Công