Sinh viên viết về ktx Kỷ niệm ktx…

 

KTX1 Chào năm 3!!! Mới ngày nào tôi còn là 1 bé sinh viên năm nhất rụt rè, bỡ ngỡ. Giờ đây đã bước sang năm thứ 3 rồi. Thời gian trôi qua nhanh thâṭ, đúng như câu: ”thời gian trôi qua không đợi ai hết”. Xa nhà, tôi phải học cách tự chăm sóc bản thân, phải tâp̣ làm quen với môi trường sống khác. Ngay từ năm nhất bố me ̣đã hướng cho tôi ở ktx với lí do: “con gái không nên ở trong dân cư! ̣dễ mất trôṃ, đêm hôm đi chơi khuya về không có người quản….”. Thế là năm nhất tôi ở ktx của trường mình học là KTX  số 1. Năm nhất trôi qua nhanh cùng với sự ngây thơ, khép kín của mình. Nhiều khi nghĩ lại cảm thấy tiếc nuối đôi khi mình sống quá nhanh. Sang năm 2. Đã qua cái thời năm nhất em út ngây thơ hiền lành. Với kinh nghiêṃ 1 năm sống ktx cũng giúp ích cho tôi đươc̣ phần nào để sống ở ktx mới và làm chị của năm bé năm nhất và làm bạn với hai bạn năm 2. Phòng tôi gồm 6 bé CNM, 1 bé CNTT, 1 bé MT, 1 bé TKĐT, 1 bạn SP, 1 bạn điêṇ. Sau môṭ năm sống chung, tôi nhâṇ ra chúng tôi rất hơp̣ nhau, chưa bao giờ xảy ra cãi vã. Mọi người trong phòng thường tự hào rằng: Phòng mình là vui nhất. Quả thực, điều đó là chính xác qua cảm nhâṇ của riêng tôi. Phòng tự đặt cho mình cái tên thật thân thương và nhí nhảnh: Gia đình siu nhân KTX1. Mới ngày nào cả 6 đứa còn lạ, chưa nói chuyêṇ với nhau nhiều, mà giờ đây phải nói rằng “còn hơn lũ quỷ ”. Giờ tôi mớ i thấm thía câu: Có những đứa tưởng chừng như ít nói, nhưng đến khi thân rồi chỉ muốn quỳ xuống van xin nó nói ít lại. Các thành viên trong phòng tôi là trường hơp̣ như thế. Có khi ngồi chỉ để tán chuyêṇ với nhau cả mấy tiếng đồng hồ, toàn chuyêṇ trên trời, dưới đất, đến ngoài hành tinh… hay gần gũi nhất đó là tình yêu sinh viên. Cái đề tài muôn thuở này luôn nóng hổi với phòng tôi, chúng tôi tra hỏi căṇ kẽ những đứa đã có gấu, nào là 2 người hay đi đâu chơi, nắm tay chưa, hay “hun” chưa, “hun” những đâu??? Để rồi cười nghiêng cười ngả khi nghe các em kể lại chuyêṇ tình của mình. Có những lúc chúng tôi ngồi quay quần bên nhau để thưởng thức những món quà quê khi mấy đứa mang lên… hay chỉ đơn giản là ngồi kể cho nhau nghe chuyện ở quê của mỗi đứa, cứ thế rút ngắn khoảng cách giữa mỗi đứa lại…. Nhiều khi nhìn mấy đứa ở xa hơn mình cả năm về được 2 lần mà cảm thấy nghẹn ngào khi chúng nó kêu nhớ nhà. Cứ thế cuộc sống ở nơi đây nhẹ nhàng đi vào tim tôi, để rồi mỗi lần về quê hay đi đâu xa tôi lại thấy nhớ. Nhớ lắm mới ngày đầu ktx sửa chưa hoàn thiện xong mà giờ đây đã đầy đủ căn tin, quán tạp hoá, còn có cả sân bóng…..

KÍ TÚC XÁ 2 NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ

Ngay lúc này, tôi đang rất nghẹn ngào với những dòng cảm xúc tôi chia sẻ sắp tới đây. Giới thiệu về bản thân đôi chút, tôi đang là chàng sinh viên năm cuối của ngôi trường đại học danh tiếng (mọi người quê tôi vẫn hay nói về đại học sư phạm V là như thế, tôi rất tự hào về điều này). Sẽ không có chuyện gì đáng nói nếu như ngày xưa, trước cái lúc mà tôi lên đường thẳng tiến xuống thành Vinh để đăng kí nhập học. Bạn tôi, bè tôi nó truyền miệng nhau rằng “Lên đó học kiếm phòng trọ mà ở cho tự do nha mày, tránh xa kí túc xá ra, phức tạp lắm”. Ôi! Tôi nhớ mãi hai cái chữ “phức tạp” của chúng bạn khi chúng nói về kí túc xá. Giờ thì sao nhỉ, tôi đang ngồi tại căn phòng 2412 của kí túc xá 2, nơi mà tôi gọi là “ngôi nhà hạnh phúc” mà ngày xưa cha mẹ vẫn vẽ ra trong đầu tôi qua những lời nhắc nhở tôi rằng phải chăm lo học hành, gây dựng tương lai. Tôi nói vậy bởi vì tôi đang sống trong những giây phút thật sự ý nghĩa của quãng đời sinh viên sắp kết thúc rồi đây…Cảm ơn kí túc xá đã cho tôi biết cuộc sống trong này “phức tạp” như thế nào. Tôi thật sự hài lòng với những giá trị tôi đã và đang cảm nhận được. Tôi sinh ra và lớn lên ở cái nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi. Chính xác là như thế các bạn à, vì quê tôi quanh năm chỉ có nắng cháy da người, đất cằn cỗi chẳng thể canh tác được. Ngày lên thành Vinh nhập học, tôi đi một mình với khoản tiền nho nhỏ mà mẹ gởi gắm. Cha tôi mất sớm, mẹ thân cò lặn lội nuôi hai anh em tôi vào đại học. Tôi cầm tiền mẹ đưa mà ngân ngấn nước mắt, thẳng tiến xuống thanh vinh và hẹn ngày trở về thăm mẹ. Nhớ lại thật không cầm nỗi nước mắt. Tôi băn khoăn với thật nhiều suy nghĩ, mình kiếm phòng trọ ở đâu bây giờ, vì việc đầu tiên là tìm nơi ở, mà tôi vẫn nhớ như in lời nói của những thằng bạn văng vẳng bên tai: “Kí túc xá phức tạp lắm mày à...phức tạp...phức tạp…phức tạp...” Hai từ “phức tạp” cứ ám ảnh tôi. Giờ đây, khi nhớ lại, tôi thấy mình may mắn, vì ngay lúc đó tôi sợ lắm, nhưng được cái rất nhiệt tình hỏi thăm để nhận được giúp đỡ. Tôi đã gặp mấy anh chị trong phòng hỗ trợ học sinh sinh viên và được giúp đỡ nhiệt tình. Ấn tượng sâu sắc đầu tiên của tôi về về ngôi trường của tôi là sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị sinh viên. Tôi đang cần chỗ ở. Chị……., tôi vẫn còn nhớ tên chị ấy, sau khi hỏi thăm về hoàn cảnh của tôi, chị quyết định dẫn tôi đến ngay kí túc xá số1 để đăng kí vào ở. Nhìn vào những căn phòng trong kí túc xá, tôi thấy hơi tối tối. “Có phức tạp không ta? “_tôi tự hỏi. Theo lời chị N phân tích thì ở kí túc xá rất an toàn, tiết kiệm chi phí, có thời gian cho hoc tập, tham gia các hoạt động của kí túc xá và nhà trường rất bổ ích và vui, lại ở gần trường nữa, bước vài bước là tới, ngoài ra còn được hỗ trợ nhiều thứ khác.Thế nhưng giờ nghĩ lại thấy tiếc quá các bạn ơi, lúc ấy chắc trong tôi, niềm tin của mấy đứa bạn thân củng cố quá vững chắc, nên tôi đã từ chối vào ở trong kí túc xá. Không quên cảm ơn chị N và tôi đã ra ở trọ. Hai năm, tôi đã biết ở trọ phức tạp như thế nào, còn kí túc xá “phức tạp” như thế nào thì tôi chưa hề biết. Nhưng những gì trải qua cho cuộc sống ở trọ tôi cũng muốn biết cuộc sống trong kí túc xá “phức tạp” như thế nào mà tụi bạn cứ gieo rắc trong tôi. Thế là kết thúc năm 2, khi ấy kí túc xá số2 cũng vừa mới hoàn thành sửa xong và đi vào hoạt động, thông báo tuyển sinh vào ở kí túc xá được đăng trên trang chủ của trường. Tôi vui mừng hớn hở với suy nghĩ về một cuộc sống trong môi trường mới như thế nào, liệu rằng có lý tưởng như chị N đã nói với tôi hay sẽ là phức tạp như chúng bạn xầm xì mà tôi chưa hình dung ra được. May mắn thay, kí túc xá mới sửa nên còn nhiều chỗ trống nên tôi đã được vào ở. Tôi nghĩ vậy, vì nghĩ rằng mình năm 3 rồi chắc không được vào ở đâu. Tôi nhớ như in rằng hôm ấy tôi xuống nhận phòng với thằng bạn thân. Tôi nhận phòng 2212 và nó phòng kế bên 2213. Khi ấy tầng 2 dành cho sinh viên nam ở. Năm nay, tầng 1, tầng 2 và tầng 3 dành cho sinh viên nữ nên chúng tôi lên phòng mới, phòng 2412. Chưa thấy phòng thế nào mà thấy ở tầng 2 là cũng thích rồi đó, vì kí túc xá tới 5 tầng cơ mà, nghĩ tới chuyện đi bộ từ tầng 5 xuống cũng thấy nổi da gà. Chiếc xe buýt 141 dừng đột ngột trước cổng Trường tôi đi vô kí túc xá, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là một không gian rộng lớn với toà nhà cao 5 tầng thật khang trang và đồ sộ. So với căn nhà trọ ổ chuột của tôi thì nơi đây sang trọng quá đi chứ. Đi sâu vào trong, thấy có hiện đại, thật nhẹ nhõm trong người, tôi lên nhận phòng mà lòng nhiều thắc mắc, có tới 4 cái giường đôi, một cái tủ 8 ngăn, vậy là sẽ có thêm 7 người bạn nữa ở trong căn phòng này với mình. Khi ấy còn hoảng sợ lắm các bạn ạ, chỉ có tòa nhà thôi, chưa có đầy đủ như bây giờ đâu nhé. Ở kí túc xá số 2 từ khi mới thành lập đến giờ, tôi thật nhiều ấn tượng sâu sắc về tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống ở nơi này. Nói sơ qua là tôi đã có thật thêm nhiều thằng bạn thân cùng tôi chứng minh rằng kí túc xá không phức tạp xíu nào cả. Không biết các phòng khác thì sao chứ tôi rất may mắn được ở căn phòng mà bạn bè thật sự tin tưởng lẫn nhau, đó chính là sức mạnh lớn nhất đập tan mọi trở ngại trong đời sống sinh viên ở kí túc xá. Chúng tôi sinh hoạt, học tập như những người anh em trong gia đình. Thật đáng quý. Và điều tôi muốn nói đến nhiều nhất ở đây là sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt của kí túc xá chúng mình. Các bạn biết không, những ngày đâu vào kí túc xá có gì nhỉ? Chưa có gì hơn ngoài tòa nhà xinh đẹp này thôi. Tôi chứng kiến sự thay đổi của kí túc xá qua từng ngày. Từ Nhà ăn phía đối diện kí túc xá soos3 mọc lên, đặc biệt là vào những ngày trời mưa, khi ấy chắc nhiều bạn như tôi, ăn mì gói là cách hữu hiệu và đậm chất sinh viên nhất. Kí túc xá khi ấy chưa có Internet nhé, sinh viên vẫn phải hóng “wifi chùa” của bên ngoài, chưa có cả nước uống, nên tôi mới phải lấn sân vào dịch vụ giao thức ăn và nước uống cho các bạn nữa. Mà thôi, nên nói về những gì ban quản lý kí túc xá làm được cho chúng ta nhé. Giờ thì căn tin đã được xây dựng, cho chúng ta những bữa cơm thật chất lượng, không còn những tháng ngày xe để ngoài nắng khiến các Thầy, Cô phải thức khuya canh gác. Đã có hệ thống an ninh camera, tường xung quanh kí túc xá được xây dựng cao hơn, sinh viên chúng ta có cảm giác an toàn và không lo bị mất đồ nữa. Hệ thống wifi, nhu cầu không thể thiếu của chúng ta đã được lắp đặt, hệ thống loa phục vụ cho chương trình quà tặng âm nhạc mang lại niềm vui và những sản phẩm tinh thần đáng quý. Lại còn có cả phòng Cộng đồng dành cho các buổi họp. Và tuyệt vời nhất có lẽ là sự hợp tác thành công của ban quản lý kí túc xá giúp ích cho sinh viên chúng ta rất nhiều trong việc đi học, đặc biệt trong những ngày mưa và buổi trưa nắng gắt. Kể đến cả những gian hàng SMAT trong kí túc xá phục vụ cho chúng ta mua sắm. Quá đầy đủ cho cuộc sống sinh viên chúng ta rồi các bạn nhỉ! Thiết nghĩ chúng ta đã được tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện. Vậy nên chúng ta hãy chung tay góp phần xây dựng kí túc xá xanh sạch đẹp nhé! Thật hạnh phúc và cảm thấy tuyệt vời khi sống trong kí túc xá phải không các bạn. Xin cảm ơn ban quản lý đã xây dựng kí túc xá ngày càng khang trang và sung túc hơn. Cảm ơn những Th, C trực 24/24 tuy khó tính vì mất ngủ nhưng mà vẫn gần gũi đã không ngại thức khuya cho sự an nguy của chúng em. Cảm ơn các cô thầy trong ban quản sinh của KTX đã không ngừng nhắc nhở mỗi ngày để chúng em được rèn luyện cuộc sống tập thể có ý thức và lành mạnh hơn. Cảm ơn những người bạn của tôi trong kí túc xá này đã cho tôi một quãng đời sinh viên thật ý nghĩa. Có thể tôi lặp từ hơi nhiều trong đoạn văn này, nhưng tôi thật sự muốn nói “Cảm ơn” Giá mà tôi có thể ở lại kí túc xá này lâu hơn, điều ấy nếu xảy ra được cũng đồng nghĩa với việc tôi phải ra trường không đúng thời hạn, nhưng mà lí do chính đáng nhất mà tôi muốn nói đó là: “ Mình không nên ích kỉ, phải ra khỏi kí túc xá cho các bạn trẻ còn vào ở và trải nghiêm sự phức tạp trong này chứ!” Giờ thì tôi sẽ về nói cho chúng bạn nghĩ sai về cuộc sống trong kí túc xá biết: “Tôi đã hiểu sự phức tạp ấy là gì rồi. Thật tuyệt vời. Tôi yêu nơi tôi ở, kí túc xá số 2!”

Sinh viên viết về ký túc xá Mưa lớn.

Cơn gió mạnh cuốn những hạt mưa ào ạt trượt dài thành từng vệt ngang qua tấm kính mỏng căn phòng nhỏ. Nước mưa không thể xuyên qua nhưng tôi có thể cảm nhận được mồn một cái lạnh thấu xương từ ngoài tràn vào hòa với một chút nỗi niềm trong tôi. Ngồi co rúm người tựa vào thành giường, mắt nhìn xa xăm về phía những ánh đèn mờ ảo của thành phố một buổi chiều mưa bão. Tôi nhớ nhà, những lúc trở trời thế này, cha tôi lại phát sốt vì cơn đau nhức ở đầu gối, nơi từng bị một viên đạn bắn trúng, còn mẹ thêm bận rộn với bầy gà dễ mắc dịch và cái góc bếp dột. Sao tôi thèm được trở lại cái căn nhà cũ kĩ ấy quá. Nhưng giờ tôi đã là sinh viên trường Đại học Sư Phạm V rồi. Tôi xin vào ở Ký túc xá để thuận tiện cho việc học và giảm bớt được những lo toan của một người con xa quê. Đây sẽ là ngôi nhà mới của tôi, là nơi tôi nương tựa, tiếp bước cho tôi đi đến tương lai, một tương lai tươi sáng cho tôi và gia đình. Cuộc sống ở thành phố đã chật vật, lại càng khó hơn với một sinh viên năm nhất như tôi. Nhưng tôi đã may mắn có cho mình một điểm tựa vững chắc, một nơi nương thân giữa chốn phồn hoa đô thị nhiều cạm bẫy, là nơi tôi ấp ủ ước mơ còn dài phía trước. Đó chính là căn phòng nhỏ của tôi ở Ký túc xá khu KTX1, cơ sở 1 thuộc trường Đại học Sư Phạm V. Ở đây, tôi bắt đầu một cuộc sống tự lập, tuy còn rất nhiều khó khăn vất vả và những lo toan nhưng tôi sẽ vượt qua. Bởi ở nơi đây, tôi có điều kiện rất tốt để học tập, tôi cũng có rất nhiều niềm vui, nỗi buồn, những chia sẻ, những khoảnh khắc gắn kết giữa các thành viên trong phòng và những sự sẻ chia từ những đứa bạn cùng cảnh ở nơi đất khách xứ lạ. Ở ký túc xá được gần ba tháng, tôi đã khá quen với cuộc sống nơi đây, không còn bỡ ngỡ như những ngày đầu mới vào ngôi nhà mới. Cái buổi chiều đầu tiên khi tôi vào ký túc xá, hiện ra trước mắt tôi là đó là một tòa nhà cao tầng xen kẽ với những mảng tường vuông màu vàng kem và xanh tím vững chãi là những ô cửa sổ kính sáng trong suốt hắt lại những tia nắng màu cam của ánh mặt trời cuối ngày. Không chỉ có tòa nhà mà cả khuôn viên ký túc xá toát lên khung cảnh sinh động về một cuộc sống năng động, trẻ trung của thời sinh viên. Khuôn viên ký túc xá rất rộng, có cả một bến xe buýt phía trước cổng trường. Chuyến xe số 66 hàng ngày đón đưa hàng trăm bạn sinh viên từ khắp nơi đến thẳng trước cổng trường lại tiện lợi. không chỉ được hỗ trợ điều kiện học tập, chúng tôi còn có cả hai sân bóng đá mini, đây là nơi để sinh viên chúng tôi rèn luyện sức khỏe thể chất, tạo tinh thần thoải mái, hứng khởi sau những giờ học căng thẳng. Do chưa có điều kiện nên các bạn sinh viên yêu các môn thể thao khác tự tận dụng các khu vực trống để chơi bóng chuyền, cầu lông,… Khuôn viên rộng được đặt rất nhiều ghế Sắt thời trang mới để mọi người ngồi nghỉ ngơi, thư giãn, sinh hoạt nhóm,… khu ký túc xá mới trồng được nhiều cây xanh, bóng mát cho những buổi trưa hè oi ả. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi không được nấu nướng trong phòng, nhưng chúng tôi có hẳn một căn tin nằm ngay cạnh cửa ký túc xá sạch sẽ, thoáng mát, phục vụ đông đảo các bạn sinh viên hàng ngày với mức giá phù hợp 15000đ một suất. Dĩ nhiên là do thói quen ăn uống cũng như khẩu vị mà không ít bạn sinh viên lựa chọn những hàng quán khác vì ở ngay trong khuôn viên cũng có những ốt nước giải khát, tạp hóa, văn phòng phẩm, chẳng phải đi đâu xa, thật tiện lợi. Ngoài khuôn viên náo nhiệt, năng nổ là vậy thì bên trong ký túc xá lại rất yên tĩnh, trật tự để mọi người sinh hoạt, học tập. Ngay cửa tòa nhà là bàn làm việc của các Thầy, Cô trực. Các Thầy, Cô  lúc nào cũng làm việc rất nghiêm túc, lịch sự nhưng cũng không kém phần trẻ trung và vui tính. Tôi đã vài lần bị các Thầy, Cô giữ lại vì vi phạm những nội qui!

CAMERA kiểm tra hay đeo khẩu trang đi ngang qua bàn trực. Lần nào tôi cũng bị nhắc nhở, khiển trách nhưng rồi các bác lại cười phá lên khi đọc tên tôi, một cái tên hơi là lạ làm tôi ngượng chín cả người, biết sao được, tôi sai mà. Nằm ngay sau bàn trực là phòng làm việc của ban quản lí ký túc xá. Đây là nơi giải quyết các vấn đề xảy ra cũng như thông báo các sự kiện và phân công công việc, các sinh hoạt trong ký túc xá. Hàng ngày sinh viên chúng tôi đều nhận được thông báo về những thông tin cần thiết, những chương trình tin tức từ loa phát thanh. Cũng từ chương trình phát thanh, chủ nhật hàng tuần chúng tôi lại được nghe chương trình quà tặng âm nhạc, nơi các bạn sinh viên nhắn gửi yêu thương, chia sẻ những tâm tư tình cảm. Ban quản lí cũng thường xuyên kiểm tra việc vệ sinh phòng để đảm bảo một môt trường học tập và sinh hoạt sạch đẹp và lành mạnh. Phòng tôi rộng chừng 36 mét vuông, nền nhà được lát gạch men đễ dọn dẹp và lau chùi, tường nhà được ốp gạch màu kem sáng cùng với một cửa sổ lớn để đón ánh nắng ấm áp và những cơn gió mát mẻ càng làm cho căn phòng thêm sáng và thoáng mát. Bốn chiếc giường hai tầng tạo thành tám góc phòng riêng, mở rộng thêm không gian sinh hoạt rộng cho cả phòng. Nhà vệ sinh được ngăn riêng với không gian sinh hoạt, rất gọn gàng, sạch sẽ và đầy đủ các thiết bị, điện nước. Trong phòng được trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng và quạt trần, mỗi chiếc giường được gắn một cái bàn gấp để các bạn có thể học ngay trên giường. Ngoài việc có thể học ngay trong phòng, mỗi tầng của tòa nhà còn có một phòng tự học với đầy đủ bàn ghế, ánh sáng và quạt. Đây là không gian yên tĩnh được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn để tự học. Hàng tuần, phòng tự học cũng là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ tiếng anh, giúp các bạn sinh viên phát triển kỹ năng sử dụng tiếng anh và các kỹ năng mềm khác. Để tiết kiệm thời gian đi lại vì ký túc xá có tới năm tầng. Đi bộ vừa rèn luyện thêm sức khỏe. Ngay sân sau ký túc xá là hành lang phơi đồ rộng đón nắng sáng gần như cả ngày có sẵn những xà ngang để treo, phơi đồ. Ở ký túc xá, chúng tôi luôn có được đầy đủ những điều kiện tốt để sinh hoạt và học tập. Không chỉ là một môi trường học tập sạch đẹp, an toàn, lành mạnh, ký túc xá cũng là nơi tràn đầy tình thương mến thương giữa những người bạn cùng phòng luôn xem nhau như anh em ruột thịt. Đứa nào cũng xa nhà, vào thành phố để học nên chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống. Mỗi đứa, mỗi cảnh, có những đứa vừa đi học, vừa phải đi làm kiếm tiền trang trải học phí đỡ đần cho bố mẹ. Ký túc xá đóng cửa lúc 11 giờ nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho các bạn sinh viên đi làm thêm về trễ. Tôi cũng đang tìm kiếm một công việc làm thêm, nhưng vì là sinh viên năm nhất nên lịch học chưa sắp xếp được, lại thêm tính nhút nhát của đứa con trai vừa trưởng thành rời xa quê vào thành phố học, tôi vẫn chưa tìm cho mình một công việc phù hợp. Những lo toan, nỗi nhớ nhà nhiều khi khiến tôi mệt lả, ngồi thừ người ra. Những lúc ấy, tôi lại thầm cảm ơn ký túc xá đã cho tôi những người bạn cùng phòng, cùng cảnh. Những đứa bạn không an ủi tôi, không khóc cùng tôi nhưng chúng luôn làm tôi phải bật cười với những trò trẻ con, ngốc nghếch. Đó là cách mà chúng tôi quan tâm đến nhau. Lúc một đứa bị cảm, cả lũ lại nháo nhào lên, luống cuống không biết phải làm thế nào, tìm đủ mọi cách nhưng không đứa nào chịu bỏ quên bạn. Rồi cứ thế mà cả phòng thi nhau chăm sóc, đứa này chưa hết thì đứa kia lại phát sốt lên, cứ thế thay phiên mà chăm sóc lẫn nhau. Có đứa bệnh quá, phải gọi chị đến cứu. Những lúc ấy, có đứa vui vì có người ghé thăm, có đứa lại im lặng mà tủi thân. Có đứa bệnh mà giấu, tự bệnh rồi tự hết chẳng cho ai biết kể cả người thân, nó sợ mọi người lo lắng, cứ cuộn mình trong chăn mà rơm rớm mắt ướt. Cuộc sống ở ký túc xá vui có, buồn có, lắm khi cười mỏi miệng cùng những đứa bạn nghịch ngợm với đủ những chiêu trò đùa giỡn, nhiều lúc lại lo lắng không ngơi cho những đứa mắc mưa về trễ rồi đổ bệnh. Có lúc xúm lại chúc mừng sinh nhật đứa này, mừng đứa kia đạt giải cuộc thi, lúc lại tranh nhau thứ quà quê mỗi lần có đứa về thăm nhà. Mỗi đứa mỗi cảnh, thân nhau như một nhà vậy. Mà đúng là một nhà mà, ngôi nhà mang tên 2412 ở ký túc xá số2. Cảm ơn Trung tâm Nội trú, Nhà trường, đặc biệt cảm ơn Thầy giám đốc TMC đã cho tôi một môi trường thật tốt để sống và học tập, cho tôi những người bạn tốt để sẻ chia. Cảm ơn đã cho tôi niềm tin để dám ước mơ về một tương lai tươi sáng.

 

                                  SINH VIÊN VIẾT VỀ KÝ TÚC..................

Cuộc sống đem lại cho mỗi cá nhân con người chúng ta những trải nghiệm khác nhau. Vô vàn những cảm xúc. Cùng một ngôi nhà chung là trái đất cùng một bầu không khí trong lành nhưng lại ở những chỗ khác nhau trên trái đất tròn này. Tôi một cô sinh viên năm 3, da ngâm dáng người thấp bé và hơi tròn trĩnh. Cảm giác tự ti vẫn luôn ở trong tôi. Nó bao vây lấy tôi từng ngày. Cuộc sống chỉ có ở nhà và đến trường. Nó cứ lặp đi lặp lại khiến tôi cảm thấy chán cuộc sống này. Từ nhà đến trường mất khoảng 30 phút xe buýt cho 20 cây số, thức dậy từ năm giờ sáng và về nhà sau khi tan học ở trường. Đây là khoảng thời gian đầu năm nhất của tôi ở mảnh đất Sài Gòn nhộn nhịp này. Cảm giác cô đơn khi những đứa bạn chúng nó đều ở xa mình, mỗi lần họp lớp mình đều không đi được. Không hình dung được cái TP Vinh này nó như thế nào. Phường Bến Thủy lộng lẫy xa hoa ra sao mà chỉ hình dung được ngôi trường này sao mà lớn thế, mọi người ở đây năng động quá. Còn mình một cô bé nhà quê chẳng biết gì cả. Có những cơ hội chỉ đến với mình một lần để rồi không kịp bắt lấy thì nó sẽ vụt mất.”Còn chỗ ở kí túc xá em có muốn ở không ?”. Đó là câu nói mà chị đăng kí viên nói với tôi ngày đầu làm hồ sơ nhập học ở trường. Tôi đã cười và lắc đầu thay vì nói lời từ chối. Ở trọ đến hết năm nhất đến đầu năm hai tôi vẫn quyết định đăng kí ở kí túc xá vì muốn bản thân mình được hòa nhập với mọi người xung quanh hơn. Tôi còn nhớ rõ lắm cái ngày mà tên tôi nằm ở cái danh sách sinh viên được ở kí túc xá. Mừng như muốn nhảy lên rồi hét thật to vậy. Ngay sau kí hợp đồng ở văn phòng kí túc xá. Tôi tức tốc chạy về phòng chuyển hết đồ đạc thu dọn sẵn sàng đâu đấy từ hôm trước chạy qua thằng bạn mượn chiếc xe của nó tống hết đồ lên đó rồi chuyển ngay sang. Đến kí túc xá thì tôi là người đầu tiên vào phòng của mình và được chọn một trong tám cái giường. Cảm giác đầu tiên là kí túc xá lớn quá đến tận năm tầng nhìn mỏi cả mắt luôn ấy chứ. Phòng thì rộng đến cả cái toilet cũng đẹp quá trời. Chọn ngay cho mình một chiếc giường tầng trên cạnh cửa sổ để tiện ngắm cảnh. Phòng tôi đối diện khu vui chơi thể thao mới xây. Nhưng các bạn ấy chưa được ở buồn lắm. Cuộc sống mới ở đây đang rất thú vị. Những thứ mới mẻ đang chờ đón tôi từng ngày. Rồi phòng tôi cũng đầy đủ thành viên. Từ trưởng phòng ít nói được mệnh danh là vú nuôi của phòng tui đến bạn nói không biết mệt là gì, ấn tượng là bé Thư mập. Được mệnh danh là đại bàng chúa và cá voi mắc cạn của 112. Có thể nói là K56 mới vào trường mà bá đạo chưa từng thấy luôn. Tôi và Minh heo cộng thêm trưởng phòng nữa bị mập túm tay túm chân kéo ra khỏi phòng liên tục thôi. Sau đó mập bắt tụi tui phải năn nỉ, ỉ ôi rồi mới cho chúng tôi vào. Những kỉ niệm bắt đầu từ đây. Từ ngôi nhà chung mang tên Kí túc xá này. Kí túc xá mới xây nên mới và đẹp lắm. Nhà giữ xe, căn tin, sân bóng và quán tạp hóa chưa có và khang trang như bây giờ. Phòng tôi ở ngay chỗ SMAT. Người vào mua hàng thường xuyên ồn ào cũng được mấy bạn nam dở hơi để ý và được đang lên confession mới ghê chứ. Nhớ Th trực da ngâm ngâm và chiếc X_game của tui. Th ấy hiền và dễ thương lắm. Chiếc xe yêu quý của tui như chiếc xe công cộng vậy toàn bị mấy Th KTX trẻ trung lấy ra chạy lòng vòng. Chạy nhiều mà tới lúc tôi chạy là đứt phanh luôn và ngã ngay tại ngã ba cây ATM. Mấy bữa thấy chú T hì hục rửa chiếc Air Blade của chú ấy sẵn tiện cũng đang rảnh tôi nhào ra liền. Ké ngay xà phòng và nước miễn phí rửa xe mình luôn. Chú kêu nhiều mà rửa thì vẫn rửa. Nhìn vậy chứ thấy tội Th ấy lắm ngoài đó thì trời lanh quá trời mà phải ngủ đêm trực coi xe ở ngoài cái nhà bé tí ấy. Đêm còn nhắc mình đóng cửa sổ, thấy mình ngủ trong phòng ấm áp còn Th ấy thì ngủ ngoài đó lạnh quá trời. Có Th hình như cũng lớn tuổi rồi. Tội Th ấy lắm mỗi lần trời mưa sinh viên ở các tầng chạy ra thì đã thấy bác ấy gom đồ vào gần xong cả rồi. Khi nào cũng vậy mười lần như chục thấy mà sinh viên ai cũng kính trọng và thương các Th, C ấy. Nói vậy mà cũng có mấy Th, C nghiêm khắc lắm. Nhưng biết cũng vì muốn tốt cho sinh viên thôi. Xa nhà mà nhận được những sự quan tâm như thế này cảm thấy mình không bị cô độc giữa thành phố Vinh nhộn nhịp này. Giờ giấc ra vào đều có quy định cả làm việc gì cũng có mấy Th Cô nhắc nhở. Cuộc sống của tôi có nề nếp không buông thả như cái năm nhất ngây thơ nữa. Phòng tám đứa thì tám cái tính cách và vô vàn những thói quen. Sống với nhau chỉ là như những mối xã giao vậy mà chỉ có mấy tuần sau đó đã gắn bó với nhau xem như là một gia đình thứ hai vậy. Đứa nào mà về quê là tự nhiên trong phòng có nhiều đồ ăn. Toàn là những đặc sản cây nhà lá vườn ở dưới quê mang lên cả. Thấy trong lòng vui hẳn với những gì mình đang có. Ăn xong còn tụm ba tụm bảy mở laptop hát karaoke quậy tưng bừng ở trong phòng la hét um sùm mà Ban quản lý KTX nhắc nhẹ nhàng. Mới đầu mọi sự còn bỡ ngỡ không thân quen sao đó bắt đầu thân nhau rồi chúng tôi rủ nhau nấu cơm chung. Mấy ngày đầu nấu như một bữa tiệc mini vậy. Cái gì cũng làm hoành tráng luôn. Như ông bà ta thường hay nói. Đi đêm cũng có ngày gặp ma đó mà. Vào cái ngày gọi là đại tiệc ở phòng tôi. Đứa nào cũng rất là bận rộn. Tiếng gõ cửa rầm rầm và hối thúc. Nhìn ra ngoài mặt đứa nào đứa nấy xanh như tàu lá chuối vậy. Không ai bảo ai cả chúng nó chạy hết vào nhà vệ sinh bỏ mặt 2 đứa tôi ở ngoài này. bạn tôi chậm chậm ra mở cửa để tôi có đủ thời gian gom toàn bộ chiến trường đang dở dang kia vào hết trong nhà vệ sinh. Tiếng gõ cửa nhẹ nhàng lại vang lên ở cửa nhà vệ sinh. Mới đầu ngang lì không mở cửa với lý do là chúng em đang tắm tập thể. Cô quản lý nhất quyết đứng ngoài chờ chúng tôi. Hết cách đành phải lò đầu ra ngoài. Vừa mở cửa thì cô ập vào và lục tung cái nhà vệ sinh lên. Ôi thôi !!! Tôi đã giấu rất là kĩ vậy mà. Sự thật bị phanh phui mặt đứa nào đứa nấy giả vờ tội nghiệp. Thế nhưng đến ba cái nồi. Chúng tôi bị ngon lành ba cái biên bản kiểm điểm cá nhân và một cái bản kiểm điểm tập thể. Ấy thế mà sau khi cô đi xong thì mọi thứ đâu vào đấy. Tiếc rẻ cái mớ thức ăn đấy. Chúng tôi liều mạng đi nấu tiếp. Mặt đứa nào đứa nấy như cái bánh bao xìu vậy. Ba ngày sau nộp bản kiểm điểm cô bắt chúng tôi giao nộp nồi cho kí túc xá. Thế mà phòng lí lắm, kì kèo mại thì chúng tôi chỉ nộp có hai cái để lại một cái. Đợt đó làm cho chúng tôi một phen hú vía. Vì nấu cơm nên chúng tôi phải lao động công ích cả buổi. Dọn dẹp phòng tự học cho thật là sạch. Lâu lâu ngồi kể lại đứa nào đứa nấy lăn ra cười không chịu nổi. Mãi lâu đến sau này chúng tôi chẳng dám nấu nướng gì cả. Toàn ăn cơm nhà ăn với mì tôm thôi. Mặt đứa nào cũng như cái mền hết cả. Những em mụn dễ thương cũng không mời mà tới. Cuộc sống tập thể cũng thú vị ở cái chỗ hầu như tháng nào cũng có sinh nhật. Chúng tôi tổ chức sinh nhật của mỗi đứa theo những kiểu khác nhau để lại niềm vui ngày sinh nhật cho từng đứa là khác nhau. Sinh nhật chúng tôi kéo nhau ra hết đằng sau kí túc xá hát hò tưng bừng. Đùa quá trớn đến mức mà thấy cái dây dẫn nước đi tưới cây của mấy bác anh chăm cây cảnh chúng tôi lôi nó ra mở vòi nước xịt nhau ướt hết cả người. Ấy thế mà sau khi đứa nào cũng ướt vào trong phòng rồi còn xịt nước ướt hết cả phòng. Đùa không chịu nổi. Chúng tôi hay đùa với nhau ước góp tiền lại mua một căn hộ ở chung cư TECO. Đề phòng trường hợp tám đứa bị đuổi ra ngoài ở. Vui thì có vui nhưng cũng sẽ có những lúc cãi nhau giận nhau. Cuộc sống tập thể mà. Chuyện dọn phòng đến thói quen của từng cá nhân đôi khi cũng làm phòng tôi nóng bức. Chỉ cần có một xích mích nhỉ thôi hai đứa nào đó trong phòng không nhìn mạt nhau thì đã thấy khó chịu lắm rồi. Nhưng chỉ sau vài ba ngày thì chúng nó lại đùa rồi nói chuyện như chưa từng có chuyện gì xảy ra vậy. Chúng nó nói chuyện huyên náo tới tận mười hai giờ khuya mà vẫn chưa chịu tắt đèn đi ngủ. Không thể gọi là bạn bè mà chúng tôi sống như những người anh em vậy. Nhìn vậy chứ thương nhau lắm. Thấy đứa nào đi về khuya quá thì chúng nó gọi. Chỉ nhớ cái lần mà tôi uống hơi quá chén. Mà nói chung là nhậu đó mà. Lý do thì có thể nói là thất tình cũng được. Cái thân thì bị viêm dạ dày. Vậy mà không lượng sức mình. Tối hôm đó tôi quậy tưng bừng cả cái kí túc xá này luôn. Nôn rồi khóc sau đó chuyện gì xảy ra nữa thì tôi chẳng nhớ rõ nữa. Chỉ nhớ chúng nó sợ quá phải gọi Th trực đưa ngay đến trạm xá hôm đó. Làm cho chúng nó một phen hú vía. Ấy vậy mà mình thấy không buồn nữa. Đỡ tủi thân ở cái Thành Vinh này. Nhớ lúc bà Xuân bán xôi mà bán ế chúng nó trưa không ăn cơm mà ăn xôi của luôn. Thấy tội lắm tuy không đứa nào nói ra chứ thương thì có thương lắm.Từ khi nấu Dầu dừa bán là tôi cũng có cái biệt danh “ Cô bán dầu dừa”. Cái tên này do máy Thầy Cô trực KTX đặt rồi chết cái tên thật luôn. Mỗi khi ức chế đủ thứ chuyện từ trong phòng đến chuyện trường học chúng tôi kéo nhau ra ngoài ghế đá ngồi. Nói đủ thứ chuyện trên đời. Tán với nhau đến hết chán rồi lại rủ nhau ra quán chè. Sinh viên chúng tôi là vậy đấy nhịn ăn nhịn uống chứ không nhịn nói được. Bây giờ tôi đã là sinh viên năm cuối khoa CNTT rồi. Chỉ còn 1 năm ở kí túc xá, lòng tôi buồn chỉ muốn quay lại cái thời gian đầu tiên đặt chân đến kí túc xá này. Những bộn bề của một cuộc sống mới chắc sẽ làm tôi quên kí túc xá thân thương này và cả bọn nó nữa. Thương lắm ba chữ “ Kí Túc Xá”. Cảm xúc và những kỉ niệm sẽ còn mãi trong trái tim tôi. Cảm ơn cuộc sống. Cảm ơn mọi thứ. Cảm ơn các Thầy, Cô đã cho tôi cảm giác gia đình. Những kỉ niệm thời sinh viên thật đẹp. Mong là các bạn đã và sắp ở kít túc xá. Cũng sẽ có một niềm vui riêng cho bản thân mình.

                     

SINH VIÊN VIẾT VỀ KÝ TÚC XÁ SỐ 1

 

Thân gửi mái nhà chung Ký túc xá số 1 - Trường Đại học Vinh của tôi! Thấm thoát đã hai tháng trôi qua, kể từ ngày tôi chính thức bước chân vào ngôi nhà chung thân yêu số 1 của Trường Đại học Vinh. Mới ngày nào, trong lòng tôi có biết bao là bỡ ngỡ, là lo lắng khi quyết định sinh hoạt và học tập trong Ký túc xá mới của trường, nơi mà tôi chưa từng nghĩ mình sẽ chọn làm ngôi nhà thứ hai khi tôi còn là cô sinh viên năm nhất vừa rời khỏi vòng tay cha mẹ. Vậy mà nay, KTX1 sao mà thân quen quá, sao mà đằm thắm quá. Nó gắn bó với tôi từng ngày, từng giờ trong quãng đời sinh viên tươi đẹp mà tôi đang viết nên. Nó cùng tôi đón ánh mặt trời mỗi sớm mai thức dậy, cùng tôi sinh hoạt, cùng tôi ăn uống, cùng tôi học tập, vui chơi và dìu tôi vào những giấc mơ êm đềm không lo toan, không chút phiền muộn. Cùng với những người chị em thân thiết trong cùng một phòng và những người bạn bè, những người bạn láng giềng thân mến trong mái nhà chung, tôi đã yêu và yêu rất nhiều nơi tôi đang sống! Yêu cô bé giường trên mỗi khi nhúc nhích là làm lắc lư chiếc giường bé nhỏ của tôi. Tôi yêu những tổ ấm xinh đẹp được bạn bè sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, đối với chúng tôi nó không chỉ là chỗ tựa lưng tuyệt vời sau những ngày làm việc mệt mỏi, không chỉ là góc học tập quen thuộc, nào sách nào vở cùng chúng tôi chong đèn khi những ngày thi đến, mà nó còn là nơi để chúng tôi thỏa sức sáng tạo, thể hiện cá tính, sự yêu thích của bản thân, là một góc riêng để chúng tôi sắp xếp, bày trí những vật kỷ niệm để nhớ về gia đình, bạn bè ở quê hương và bố trí những đồ dùng cá nhân phục vụ cho công việc học tập và sinh hoạt. Tôi yêu từng ô vuông gạch trắng trên sàn nhà, nơi mà chị em chúng tôi quây quần bên nhau, trò chuyện, ăn uống cùng nhau. Mỗi người một quê hương, một giọng nói, một cách sống, một chuyên ngành, một sở thích và một mảng ký ức tuổi thơ khác nhau, nhưng cái tình quê sao mà chân chất quá! Nó gần gũi và quá đỗi thân thương! Quan tâm nhau, cảm thông cho nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn, vất vả trong cuộc sống xa nhà và cùng nhau ấp ủ những giấc mơ. Tôi yêu từng chiếc đèn nê-ông thắp sáng trong gian phòng, yêu từng ô cửa sổ những buổi chiều hoàng hôn lộng gió, yêu chiếc gương mỗi sáng chúng tôi chỉnh chu quần áo trước khi đến trường. Tôi yêu góc sân thể thao phía sau sảnh Ký túc xá 1, nơi diễn ra những trận cầu sôi động, đầy nhiệt huyết của các bạn trẻ Sư phạm. Tôi yêu những lúc KTX số 1 rộn ràng hòa nhịp cùng triệu trái tim Việt Nam, dõi theo những trận bóng đá hấp dẫn mà đội tuyển Việt Nam tranh tài với bạn bè quốc tế. Yêu sao giọng nói ngọt ngào của các Cô quản lý KTX phát thanh viên trong chương trình “Chủ nhật xanh“ mỗi chiều thứ bảy, các Cô, Chú bàn bạc thời gian làm việc trong tuần đúng giờ như một người cha lớn dõi theo bước chân của những đứa con rời khỏi mái nhà, yêu từng góc hành lang luôn vang tiếng bước đi, tiếng cười đùa của các bạn, yêu từng hàng ghế đá nơi tâm tình, nơi thêu dệt nên những chuyện tình ngô nghê của thời sinh viên…Cứ thế, con người và cảnh vật nơi đây đã chiếm trọn trái tim tôi, thân thuộc như một gia đình. Mọi thứ vật chất, trang thiết bị đều rất tiện nghi và an toàn, từng thiết kế trong một gian phòng đều nhằm phục vụ hiệu quả cho chúng tôi một đời sống sinh hoạt tốt nhất. Những chương trình phát thanh được ban quản lý Ký túc xá sắp xếp hàng tuần để thể hiện một sự quan tâm lặng thầm dành cho các bạn sinh viên xa nhà trong khu nội trú. Đó là những những lời nhắc nhở, phê bình, biểu dương nhằm rèn luyện cho chúng tôi lối sống kỷ luật và giữ gìn vệ sinh chung trong một tập thể lớn. Tất cả những hành động mà KTX số 1 đã mang đến cho chúng tôi giống như sự chăm lo của một gia đình dành cho những đứa con, cho thế hệ tương lai của đất nước KTX số 1 đối với tôi giờ đây là tình yêu thương, là lòng biết ơn đối với tâm huyết của ban quản lý Ký túc xá, đã ra sức hỗ trợ cho sinh viên có được một nơi ở tiện nghi, văn minh và sạch đẹp. Với sự bảo bọc to lớn ấy, tôi và các bạn nội trú tại Ký túc xá số 1 trường Đại học Vinh sẽ chấp hành tốt kỷ luật nội trú, ra sức giữ gìn vệ sinh chung để xây dựng nên một Ký túc xá sạch đẹp, nề nếp. Riêng tôi, sẽ cố gắng phấn đấu học tập thật tốt, để trở thành một người có ích cho xã hội, trở về xây dựng mái nhà xưa ngày càng giàu mạnh, tiếp tục chăm lo cho đời sống ngày càng tốt hơn!

 

 

                                     NHỮNG CÂY BÚT TRẺ