2. Đặc trưng cơ bản về “điểm nóng”.

- Nhóm sinh viên hoặc một số sv Tôn giáo yếu kém, nội bộ phòng ở mất đoàn kết, hoặc bị vô hiệu hóa làm mất vai trò lãnh đạo điều hành, các phong trào của Ban cán sự ( Lào, Thái, Trung Quốc…).

- Có tụ tập đông người, có tổ chức thống nhất về mục tiêu, hành động chống đối; có số cầm đầu, kích động, số giữ vai trò xung kích trong các hoạt động manh động; tự lập ra các tổ chức và hoạt động trái pháp luật.

- Các phần tử xấu lợi dụng tình hình, kích động một SV Nội trú hoặc lôi kéo SV các khu vực ngoài vào gây ra các hành vi vi phạm pháp luật như đập phá Tài sản của nhà Trường, chống người thi hành công vụ, bắt giữ cán bộ làm con tin, gây rối trật tự công cộng, gây hậu quả xấu về chính trị,  và ANTT.

* Chú ý:

Từ khái niệm và các đặc trưng nêu trên cho thấy “điểm nóng” chưa phải là mâu thuẫn địch - ta, nhưng các thế lực thù địch, bọn tội phạm và phần tử xấu thường lợi dụng, xuyên tạc, kích động chống đối, khi có thời cơ, điều kiện sẽ can thiệp, thâm nhập để chỉ đạo. Vì vậy, trong quá trình giải quyết “điểm nóng” phải chú ý cả yếu tố nội bộ và yếu tố địch, tội phạm.

II. những vấn để mang tính phương châm, nguyên tắc trong giải quyết “điểm nóng”.

1. Công tác đảm bảo an ninh KTX nói chung và công tác giải quyết “điểm nóng” nói riêng phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của nhà Trường, phát huy sức mạnh của cả hệ thống TNXK, Trưởng các Tầng, trưởng Phòng. Lực lượng Cản bộ KTX phải  làm tốt chức năng tham mưu và trực tiếp tổ chức công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa không để xảy ra “điểm nóng”.

2. Giải quyết “điểm nóng” phải luôn quán triệt và thực hiện phương châm.

- Thu nhỏ sự việc, không để lây lan kéo dài.

- Nhanh chóng xác định ngòi nổ để “tháo ngòi nổ” và “hạ nhiệt độ”.

3. Khi phát sinh “điểm nóng”.

- Phải coi trọng công tác vận động quần chúng để giải quyết tại chỗ vấn đề tranh chấp, khiếu kiện, bức xúc trong nội bộ SV.

- Củng cố TNXK, Trưởng tầng, trưởng nhà, SV và các đoàn thể quần chúng ở KTX.

 

- Xử lý các vấn đề nảy sinh ở “điểm nóng” phải theo đúng pháp luật, kết hợp các biện pháp hành chính, pháp luật, nghiệp vụ của công an để tập trung cô lập, vô hiệu hoá số chủ mưu cầm đầu chống đối quá khích, ngăn chặn các hành vi manh động.

- Kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật đảm bảo các yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ nhằm sớm ổn định tình hình.

 

III. quy trình giải quyết “điểm nóng”.

Bước 1. Khi xuất hiện các dấu hiện có thể trở thành “điểm nóng”.

1. Khẩn trương nắm chắc tình hình, làm rõ nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn, bức xúc trong nội bộ Sinh viên tập trung vào các vấn đề sau:

- Tình hình thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà trường, KTX. Chú ý xem xét, phát hiện những quy định của Nhà trường quy định ra có trái với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và có phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, đời sống sinh hoạt của SV hay không.

- Những vấn đề nổi lên mà SV đang quan tâm, việc khiếu kiện hoặc tranh chấp (bao gồm cả những tranh chấp cá nhân với nhau hoặc tranh chấp giữa các Phòng ở, Tỉnh lẻ của LHS…). ý đồ của những người đứng ra tổ chức SV đi khiếu kiện, những dấu hiệu chuẩn bị gây rối, số đối tượng tổ chức, cầm đầu kích động SV.

- Đối với những Phòng ở liên quan đến tôn giáo, dân tộc phải nắm được ý đồ của các chức sắc tôn giáo. Tính chất các mâu thuẫn, tranh chấp, tâm tư, nguyện vọng của SV theo đạo và SV dân tộc.

- Nắm chắc âm mưu, ý đồ và hoạt động của các đối tượng nắm chắc các SV đầu sỏ địa bàn KTX, mối quan hệ giữa các đối tượng ở địa bàn với số đối tượng ở các địa bàn lân cận và ngược lại. Thống kê lên danh sách cụ thể để phục vụ xử lý khi cần thiết.

- Thực trạng phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ ở địa bàn KTX.

2. Đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm rõ các vấn đề sau:

- Thực chất nội dung, phạm vi, tính chất sự việc phức tạp về tranh chấp, khiếu kiện của SV.

- Nguyên nhân khách quan, chủ quan làm nảy sinh những vụ việc phức tạp của SV.

- Đánh giá thực trạng, dự báo tình hình và các tình huống phức tạp có thể xảy ra.

3. Tham mưu, đề xuất giải pháp và triển khai lực lượng, biện pháp công tác theo chức năng.

Ban giám đốc TTPVSV phải báo cáo trực tiếp với Đ/c Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường về mọi diễn biến tình hình mà lực lượng Càn bộ KTX cơ sở nắm được; đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản, giải pháp tình thế để Hiệu trưởng chỉ đạo điều hành, huy động các Đơn vị, Đoàn thể tham gia giải quyết theo các hướng sau:

- Đối với những việc không thuộc chức năng thẩm quyền của KTX thì tham mưu cho Nhà trường chỉ đạo và giải quyết.

+ Lập đoàn (hoặc tổ công tác) do một đ/c lãnh đạo KTX đứng đầu. Thành phần tham gia gồm đại diện Trưởng nhà, Tầng, đoàn thể, trực tiếp xuống địa bàn để tuyên truyền, vận động, giáo dục SV, chỉ đạo giải quyết ổn định tình hình tại KTX.

- Căn cứ chức năng, thẩm quyền của cán bộ KTX phải khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp công tác sau:

+ Tiếp tục tổ chức nắm tình hình.

+ Đấu tranh trấn áp hoạt động của bọn tội phạm, nhất là âm mưu ý đồ của các phần tử thù địch, số manh động, quá khích kích động gây rối; bọn tội phạm hình sự, nhất là bọn côn đồ, lưu manh chuyên nghiệp trong KTX.

+ Tổ chức tiếp xúc, đối thoại với SV, kể cả số tiêu cực; đi sâu vận động cá biệt để SV tự kìm chế.

IV. Chế độ thông tin báo cáo.

Hàng ngày đ/c Cán bộ trực phải tổng hợp diễn biến tình hình báo cáo với Ban giám đốc TT để xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường.

Bước 2. Khi điểm nóng xảy ra.

1. Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo của KTX, do Đ/c Giám đốc làm trưởng ban, Đ/c Phó GĐ làm phó ban, Trưởng các Tầng, đoàn thể là thành viên ban chỉ đạo và có sự phân công, phân cấp cụ thể.

Hoạt động của Ban chỉ đạo theo mệnh lệnh, chỉ huy thống nhất trực tiếp của Nhà trường.

2. Ngoài những việc phải làm như trong bước 1, cần thực hiện tiếp những việc sau đây.

- Tham mưu cho Nhà trường lập kế hoạch tổng thể để chỉ đạo các Khoa, đoàn thể tham gia giải quyết. Lập kế hoạch cụ thể để giải quyết theo chức năng. Trong đó cần đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm của từng thành viên, từng tổ công tác, bố trí lực lượng, phương tiện, chế độ thông tin báo cáo,…

- Triển khai ngay lực lượng công khai, bí mật bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của của Nhà trường, các văn phòng làm việc.

- Bố trí TNXK Bí mật, Sinh viên hoá trong thâm nhập vào “điểm nóng” để nắm tình hình. Tập trung xác định cho được số đối tượng thủ lĩnh, chủ mưu, cầm đầu, cực đoan quá khích và âm mưu ý đồ, kế hoạch hành động của họ; đặc biệt chú ý phát hiện ngăn chặn phần tử địch, đối tượng chính trị, hình sự lợi dụng tình hình phức tạp để kích động quần chúng và tiến hành các hoạt động phạm tội.

- Triển khai các biện pháp tranh thủ, phân hoá, kìm chế số chủ mưu cầm đầu, manh động quá khích, không để họ thực hiện ý đồ, tìm cách tách số này ra khỏi quần chúng, đồng thời phải tích cực thu thập, củng cố tài liệu chứng cứ pháp lý về các hành vi vi phạm pháp luật của SV phục vụ công tác đấu tranh, xử lý khi cần thiết.

- Tăng cường công tác vận động SV bằng nhiều hình thức, biện pháp, chú ý tranh thủ SV tích cực, SV có uy tín, tạo thế áp đảo số quá khích. Nội dung cần đi sâu khơi dậy tinh thần yêu trường, mến bạn để cảm hoá, thuyết phục SV ủng hộ sự chỉ đạo giải quyết có lý, có tình của nhà trường.

- Tăng cường đối thoại trực tiếp với SV, kể cả với số SV thủ lĩnh. Trong quá trình đối thoại phải tôn trọng những kiến nghị đề xuất và nguyện vọng chính đáng của SV để giải quyết. Đối thoại với “thủ lĩnh” phải mền dẻo, tôn trọng sự hiểu biết của SV, tránh gây căng thẳng, nhưng phải giữ vững nguyên tắc pháp luật, đồng thời phải có phương án đề phòng số SV này có hoạt động quá khích: chống người thi hành công vụ, bắt giữ cán bộ làm con tin,…

* Chú ý: Khi tiến hành đối thoại cần dựa vào các tổ chức, cá nhân có uy tín như Ban cán sự đoàn LHS, SV hoặc LHS lớn tuổi, … để làm công tác vận động, nhất là đối với số “thủ lĩnh”.

- Đối với các “điểm nóng” liên quan tôn giáo, phải làm tốt công tác tranh thủ vận động số chức sắc và giáo hội cơ sở, xác định rõ trách nhiệm của SV và yêu cầu SV đứng ra tuyên truyền, vận động, giáo dục SV; đồng thời cùng với TTPVSV phối hợp giải quyết.

- Chế độ thông tin báo cáo.

Bằng các phương tiện thông tin nhanh nhất, phải thường xuyên báo cáo với Giám đốc TT về tình hình và các biện pháp công tác đã triển khai giải quyết đối với các sự việc phức tạp xảy ra; dự báo hướng phát triển của tình hình, đồng thời đề xuất, xin chủ trương giải quyết của Nhà trường.

Bước 3. ổn định tình hình sau khi giải quyết “điểm nóng”.

1. Tham mưu đề xuất nhà trường chỉ đạo ngay những việc cấp bách để sớm ổn định tình hình mọi mặt tại địa bàn nơi xảy ra “điểm nóng”. Cụ thể là:

- Chỉ đạo các đ/c cán bộ quản lý KTX tập trung ổn định tình hình mọi mặt, nhanh chóng đưa công việc học hành,… và hoạt động của KTX trở lại bình thường.

- Khẩn trương tiến hành thanh tra và công bố công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra và biện pháp xử lý những SV có sai phạm. Công bố những văn bản pháp lý làm căn cứ để giải quyết khiếu kiện tranh chấp, yêu cầu các chủ thể phải chấp hành. Đồng thời từng bước giải quyết những quyền lợi chính đáng cho SV theo đúng chính sách, pháp luật của nhà trường.

- Ra các văn bản tuyên bố bãi bỏ các quy định trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; huỷ bỏ những tổ chức được lập ra trái phép; từng bước chỉ đạo giải quyết đền bù những thiệt hại do việc thực hiện sai chính sách một cách công bằng, đúng pháp luật.

- Củng cố hệ các hệ thống tổ chức trong KTX để bộ máy hoạt động bình thường. Thay thế những cán bộ có sai phạm, lựa chọn các SV có năng lực, phẩm chất, uy tín được SV tín nhiệm.

- Củng cố phong trào SV bảo vệ ANTQ, kiện toàn đội ngũ  đủ mạnh để đảm bảo ANTT và mọi sinh hoạt của SV được bình thường.

2. Các mặt công tác tiếp nối của công an phường.

- Tổ chức nắm tình hình, dư luận, phản ứng trong SV.

- Tiếp tục phối hợp cung cấp, bổ sung tài liệu thu thập được cho cơ quan điều tra cấp trên về hành vi của cán bộ, SV tiêu cực, làm sai chế độ chính sách và số phần tử gây rối vi phạm pháp luật, sớm đưa ra xét xử.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa đối tượng ra kiểm điểm trước KTX hoặc xử lý hành chính, xử lý nội bộ đối với số chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Triển khai các biện pháp công tác nghiệp vụ để ổn định tình hình ANTT. Tiếp tục có biện pháp quản lý theo dõi số đối tượng trọng điểm.

- Sơ kết rút kinh nghiệm về công tham gia giải quyết “điểm nóng” nhằm đánh giá toàn diện về công tác chỉ huy, chỉ đạo, việc thực hiện các giải pháp giải quyết tình huống, bố trí lực lượng, phương tiện; việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo; rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích và đề xuất hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân.

VI. một số vấn đề cần chú ý.

1. Đối với các “điểm nóng” xảy ra ở khu vực sinh viên dân tộc.

Phải thực hiện theo đúng quy trình, nhưng đặc biệt lưu ý công tác vận động quần chúng SV dân tộc, tranh thủ cho được những người có uy tín trong dân tộc như SV lớn tuổi, SV là Nữ, dòng họ,… chú ý khởi dậy tâm lý đoàn kết dân tộc, giải quyết quyền lợi chính đáng của các SV dân tộc. Khi phải sử dụng biện pháp cưỡng chế đối tượng phải đề phòng sự hiểu lầm, phân biệt giữa các dân tộc dễ nảy sinh xung đột lớn, phức tạp.

2. Đối với các điểm nóng xảy ra trong SV tôn giáo.

Phải thực hiện đúng theo quy trình đã nêu.

- Tham mưu Đảng uỷ, Hiệu trưởng thực hiện đúng chính sách tôn giáo; cần bám vào các văn bản của Đảng, Nhà nước về tôn giáo để chỉ đạo thực hiện, tránh chủ quan nóng vội.

- Tăng cường tiếp xúc đối thoại với số “ SV chức sắc” tôn giáo để chuyển hoá tư tưởng họ, đông thời qua đó giao nhiệm vụ cho họ vận động tín đồ chấp hành các quy định của chính quyền và kìm chế các hoạt động quá khích.

- Dùng biện pháp nghiệp vụ để nắm ý đồ của các “ SV chức sắc”, qua đó tác động, kìm chế các hoạt động manh động, hướng lái họ đồng thuận theo ý đồ, cách giải quyết của ta.

 

Kết luận:

Bảo đảm ổn định trong khuôn viên KTX là một vấn đề to lớn, có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Trong khi giải quyết tình thế cần nghiên cứu tìm ra giải pháp cơ bản để chủ động về chiến lược, nhất là công tác giải quyết “điểm nóng”. Thời gian qua, CB-CNV và TNXK đã tích cực tham gia giải quyết “điểm nóng”, góp phần đáng kể đảm bảo ANNT trong KTX.

Tuy vậy, nhiều lúc các KTX và nhất là thời gian ngoài giờ còn bộc lộ nhiều nhược điểm yếu kém trong việc thực hiện quy trình công tác  tham gia giải quyết “điểm nóng” như còn lúng túng trong việc xác định “điểm nóng” và đối phó khi “điểm nóng” xảy ra, nhất là việc phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, rành mạch, có nơi rơi vào tình trạng chung chung, không phân công trách nhiệm cho từng cán bộ trực, khi có sự việc bùng phát thì giật mình bị động, lúng túng.

Hiện tượng nêu trên đã và đang tồn tại khá phổ biến; do đó không nắm được tình hình, nên đề xuất các giải pháp giải quyết không chắc chắn, sát hợp, thiếu tính thuyết phục. Có nơi không nhận thức đúng đắn phạm vi trách nhiệm và quyền hạn cán bộ dẫn đến việc làm còn chưa dứt điểm. Do đó công tác tham gia giải quyết “điểm nóng”; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thồng KTX để tham gia giải quyết “điểm nóng”,…

Hy vọng qua Báo cáo này, các đồng chí sẽ có thêm một số kinh nghiệm trong việc tham gia giải quyết các “điểm nóng” đạt hiệu quả cao hơn./.

                 Cảm ơn các đồng chí