KẾ HOẠCH

CHUYÊN MÔN CỦA ĐƠN VỊ NĂM HỌC 2015-2016

 

 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng công tác quản lý và phục vụ sinh viên nội trú. Xác định rõ những khó khăn thách thức của nhà Trường cũng như xã hội đối với yêu cầu chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, XH hiện nay.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của nhà trường giao cho Trung tâm trong năm học. Ban giám đốc; Công đoàn; Đoàn thanh niên họp bàn bạc và đi đến thống nhất (có trong báo cáo kế hoạch năm học 2015-2016 duyệt của Nhà trường) và đã thông qua hội nghị triển khai nhiệm vụ cho CBCC đầu năm học để thực hiện, cụ thể như sau:

Chỉ đạo toàn diện các hoạt động của Trung tâm theo chức năng nhiệm vụ mà Đảng ủy và Ban giám hiệu giao cho đơn vị:

I. Công tác an ninh (an ninh trật tự - an ninh chính trị):

1. Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh, sinh viên và lưu học sinh:

- Định hướng công tác chính trị tư tưởng cho HSSV chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ đề ra. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ thị của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường về hoạt động đào tạo nói chung và công tác nội trú nói riêng.

- Thông qua các diễn đàn, hội nghị hoặc họp sinh viên nội trú giáo dục cho HSSV làm chủ một số tình hình chung về công tác an ninh trật tự, an ninh chính trị, bảo vệ tài sản trong các phòng ở trong KTX và tình hình chung về trật tự XH.                                     

- Một số bài học kinh nghiệm, bài học cảnh giác về việc bảo đảm an toàn tài sản cá nhân, vai trò cá nhân trong việc tự bảo vệ tài sản trong các phòng ở.

- Nêu điển hình một sồ vụ việc mất tài sản của SV những năm vừa qua. Một số vụ việc liên quan đến công tác tôn giáo, công tác Biển Đảo mà sinh viên cần quan tâm.

2. Làm tốt công tác tự quản cho sinh viên:

- Xây dựng lực lượng quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng ý thức làm chủ cho Thanh niên SV trong KTX, tổ chức vận động mọi thành viên cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm là một việc làm cần thiết,  hiệu quả trong công tác đảm bảo ANTT và ANCT trong khu nội trú trong những năm vừa qua.

- Bổ sung lực lượng nam SV trực từ 17h đến 22h đêm (mỗi ca từ 2-3 SV), thực hiện các nội dung theo quy định của TTNT.

- Bố trí sử dụng lực lượng TNXK, dùng lực lượng này làm nòng cốt trong các công tác chống bạo loạn, xử lý các tình huống xung đột xẩy ra trong khu vực KTX. Hỗ trợ trực ca3 cùng vơi cán bộ TTNT .

- Thành lập các đường dây nóng trong lực lượng tự quản SV, kịp thời nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác an ninh trật tự, an ninh chính trị. Thông qua các kênh thông tin này giúp BGĐ hoặc cán bộ TTNT và các phòng ban chức năng sớm phát hiện,  đề ra các biện pháp ngăn ngừa, xử lý các vụ việc kịp thời.

3. Đối với cán bộ TTNT :

- Đảm bảo thực hiện đúng và đủ nội dung ca trực, chú ý tập trung vào các giờ cao điểm:

  * Buổi trưa: Từ 11h đến 14h

* Buổi chiều: Từ 17h đến 19h

- Cán bộ trực kết hợp với TNXK, tăng cường đảm bảo công tác an ninh ở các thời điểm này (Kẻ gian thường lợi dụng thời gian này cắp trộm tài sản).

- Tăng cường công tác kiểm tra các KTX vào giờ trực. Một ca trực phải có ít nhất 1 đến 2 lần đi tất cả các KTX để kiểm tra, nắm bắt tình hình an ninh – Tài sản – Vệ sinh  có ghi chép, đánh giá vào sổ trực. Cuối tuần giao ban thông báo. Hàng tuần sẽ có tổng hợp đánh giá tinh thần, ý thức, thái  độ làm việc của từng cán bộ .

- Cán bộ quản lý HSSV của từng nhà phải có hồ sơ của từng Sinh viên, nắm bắt và tổng hợp được họ và tên từng sinh viên, tổng hợp theo từng lớp, khóa học, những sinh viên thuộc chế độ chính sách và sơ yếu lý lịch, về tôn giáo tín ngưỡng …vvv và khả năng học tập của từng sinh viên trong sổ cá nhân và đơn vị kiểm tra khi cần thiết

- Hồ sơ tham gia hoạt động đóng góp cho phòng ở, cho KTX. Tham gia công tác vệ sinh, Chủ nhật xanh, công tác tự quản của SV theo sự phân công của TTNT. để cuối kỳ cuối năm nhận xét, đánh giá, cho điểm rèn luyện của SV phải chính xác, đảm bảo tính giáo dục cao.

- Sau khi SV vào học ổn định (1tháng) BGĐ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Thông qua nội dung này để xác định khả năng tiếp cận công tác chuyên môn của từng cán bộ. Từng bước xác lập tính chuyên nghiệp và khả năng nâng cao ngiệp vụ chuyên môn, thường xuyên nắm bắt được những thông tin cần thiết về quản lý HSSV ở nội trú.

4. Tăng cường công tác Kiểm tra xử lý vi phạm của Sinh viên trong KTX :

- Căn cứ vào Nội quy – Quy chế HSSV- quy định của pháp luật, để giám sát quản lý HSSV nội trú.

- Trong ca trực nếu HSSV vi phạm cán bộ quản lý ca trực phải lập biên bản: Xác nhận rõ sự việc vi phạm của HSSV-LHS. Sau đó xử lý sự việc đã xẩy ra, có kết luận xử lý ghi vào biên bản, sổ trưc, hồ sơ của cán bộ, hoặc có tính chất nghiêm trọng thì chuyển BGĐ xem xét xử lý mới được ra về. Tất cả các vụ việc phải xử lý nghiêm minh đảm bảo đúng nội quy, quy chế và pháp luật. Có tác dụng răn đe, giáo dục cao. Nếu sinh viên tái vi phạm nhiều lần, mức độ vi phạm nghiêm trọng thì chuyển Nhà trường và các khoa liên quan, cơ quan Công An Phường, Thành phố, CA Tỉnh nghệ An phối hợp xử lý giải quyết. Các nội dung này yêu cầu đặt ra cho mỗi cán bộ trực quản lý HSSV là phải hoàn thành trong ca trực của mình, Nếu chưa giải quyết xong thì bàn giao lại cho ca trực sau phối hợp với BGĐ giải quyết .

5. Công tác quản lý Lưu học sinh nước ngoài:

- Quản lý LHS nước ngoài là một nhiêm vụ khó khăn, đòi hỏi cán bộ CNV tập trung nhiều công sức, thời gian, và sự hiểu biết về tâm lý tập quán, đặc thù văn hóa của các dân tộc của các nước có LHS học tập tại trường.

- Trọng tâm công tác của đơn vị năm nay là tập trung quản lý tốt LHS nước ngoài bằng các biện pháp sau đây:

- Tất cả HSSV, LHS và HV khi vào ở ký túc xá phải nạp đầy đủ tiền KTX và tiền các tài sản cho Nhà trường

 - Sắp xếp bố trí lại HSSV, LHS trong các phòng ở, HSSV, LHS không được tự động chuyển chỗ ở tùy tiện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến nội quy, quy định về ở nội trú, quy chế HSSV. Trách nhiệm và nghĩa vụ của LHS trong khu nội trú, các hình thức xử lý kỷ luật nếu HSSV, LHS vi phạm. khen thưởng …vvvv

- Tăng cường kiểm tra giám sát mỗi tháng 2 lần có nhận xét đánh giá  hiệu quả quản lý. Xác nhận trách nhiệm của cả hai phía HSSV và cán bộ TTNT.

- Triệt để xử lý nghiêm việc tổ chức uống bia rượu của LHS Lào, gây ồn ào mất trật tự, phá hỏng tài sản của nhà Trường. Tuyệt đối không cho ốt quán đưa bia rượu vào KTX, HSSV, LHS  nào cố tình không chấp hành thì lập biên bản tịch thu tang vật. Phạt lao động công ích tại KTX, nếu tái phạm thì chuyển Nhà trường xử lý kỷ luật.

- Phối hợp với ban cán sự Lào để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục LHS, tham gia các phong trào xây dựng khu nôị trú “ Xanh- sạch- đẹp- An toàn- thân thiện”. Đấu tranh phê phán những biểu hiện không lành mạnh vi phạm nội quy nội trú, làm ảnh hưởng đến tập thể và cá nhân, trong đó có phần trách nhiệm của cán bộ quản lý.

- Kiểm tra chặt chẽ công tác vệ sinh hàng ngày, tổ chức làm vệ sinh định kỳ cho các phòng ở của LHS Lào.

- Điều tra nắm rõ, lập hồ sơ một số HSSV, LHS chậm tiến, ý thức học tập yếu, ăn ở mất vệ sinh, không có ý thức tập thể, không nộp tiền ở, tiền điện nước, thường xuyên tổ chức ăn chơi bia rượu. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp này, để thiết lập kỷ luật, kỷ cương trong KTX, góp phần tạo môi trường học tập cho công đồng LHS lào nói riêng và khu nội trú nói chung.

- Mỗi tuần điểm danh 2 lần (nếu LHS nào vắng 1 tuần thì báo cáo lên trường)

II. Công tác phòng chống cháy nổ và phòng chống bão lụt.

1. Công tác phòng chống cháy nổ:

- Một trong những nhiệm vụ cần được chú ý đặc biệt trong công tác quản lý nhà ở,  công tác phòng chống cháy nổ. Để làm tốt nhiệm vụ này có các phần việc cơ bản đó là :

1.1. Nhiệm vụ phòng cháy nổ:

- Liên quan đến cháy nổ  hay gặp nhiều nhất là các loại chất dễ cháy như xăng dấu, ga, vải nệm bông, quần áo, nó có liên quan đặc biệt đến diêm, tàn thuốc lá, tia lửa điện ..v v do việc đun nấu sử dụng của con người.Vì vậy trách nhiệm của chúng ta là hạn chế, kiểm soát những hiện tượng cháy nổ có thể xẩy ra, bằng việc kiểm tra xử lý chặt chẽ mối liên quan của các loại vật chất nói trên gây ra cháy nổ.

- Cán bộ quản lý các phòng ở phải lập hồ sơ công tác phòng chống cháy nổ của từng phòng, từng nhà. Xác định đánh giá được việc chấp hành, ý thức phòng chống cháy nổ của từng phòng, sớm có những biện pháp xử lý khắc phục .

- Sắp xếp tư trang, tài sản trong phòng ở gọn gàng.

- Bố trí mạng lưới điện an toàn.

- Không được đun nấu trong phòng  ở dưới bất cứ hình thức nào.

- Tuyệt đối không đựơc đưa chất dễ cháy nổ vào phòng ở.

- TTNT sẽ có kiểm tra báo cáo định kỳ hàng tháng.

1.2. Nhiệm vụ chống cháy nổ:

- Khi có đám cháy xuất hiện việc đầu tiên là phải tìm cách dập tắt đám cháy bằng những biện pháp phù hợp. Đồng thời thông báo cho mọi người xung quanh biết, thông báo cho 114 CA PC Tỉnh nghệ an. Báo động để các tổ chức đến ứng cứu. Kịp thời cắt cầu dao điện. Sơ tán người ở theo đường thoát hiểm.

- Đề xuất nhà trường bố trí lại phương tiện chữa cháy do sau nhiều năm đã hư hỏng, không tiếp tục sử dụng được nữa.

- Bố trí lực lượng Sinh viên tham gia công tác phòng chống cháy nổ của TTNT(có Lập danh sách do các phòng ở cử)

- Thành lập tổ an ninh- phòng chống cháy nổ của TTNT gồm những Đ/c:

  •  Nguyễn Bá Út; PGD chỉ huy chung
  •  Đ/c Phạm Ngọc Luận;  tổ trưởng
  •  Đ/c Trần Anh Tuấn
  •  Đ/c Võ Quang Cường
  •  Đ/c Đinh Trọng Thành
  •  Đ/c Nguyễn Vinh Quang
  •  Đ/c Hoàng Thị Hương Giang
  •  Hà Thị Minh Trang
  •  Đ/c Trịnh Thi Bính
  •  Nguyễn Thị Linh
  •  Tô Thị Thanh Hương
  •  Đại diện của HSSV và LHS.  

    * Nhiệm vụ của tổ:

    Quán xuyến, kiểm tra, toàn bộ hoạt động an ninh, công tác PC CN Của khu nội trú, phát hiện tham mưu cho BGĐ toàn diện về Công tác AN-PCCN, kịp thời xử lý các vi phạm  xẩy ra. Mặt khác tổ chức tuyên truyền vận động mọi thành viên trong KTX tham gia công tác phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trong khu vực.

    1.3. Công tác phòng chống bão lụt:

    - Hàng năm vào mùa mưa bão đã gây ra nhiều thảm họa cho cộng đồng dân cư về người và tài sản. Công tác phòng chống bão lụt là nhiệm vụ thường trực của công tác quản lý nhà ở. Nhà Trường đã thành lập Ban phòng chống bão lụt. Các khoa đã cử sinh viên tham gia.

  •  Nguyễn Bá Út; PGD chỉ huy chung
  •  Đ/c Phạm Ngọc Luận;  tổ trưởng
  •  Đ/c Trần Anh Tuấn
  •  Đ/c Võ Quang Cường
  •  Đ/c Đinh Trọng Thành
  •  Đ/c Nguyễn Vinh Quang
  •  Đ/c Hoàng Thị Hương Giang
  •  Hà Thị Minh Trang
  •  Đ/c Trịnh Thi Bính
  •  Nguyễn Thị Linh
  •  Tô Thị Thanh Hương
  •  Đại diện của HSSV và LHS.

    * Nhiệm vụ của tổ:

    Cập nhật thông tin về công tác phòng chống Bão lụt, thực hiện các chỉ thị văn bản chống Bão lụt của Ban PCBL Trường. Triển khai các biện pháp cụ thể cho SV trong KTX :                                                                                                    

  •  Kiểm tra nhà cửa, gia cố sửa chữa trước mùa mưa bão đến
  •  Kiểm tra cây cối, thiết bị điện, nước ở khu nội trú.
  •  Lập phương án di dời người và tài sản khi cần thiết.
  •  Thông báo kịp thời tình hình bão lụt cho SV biết, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, ánh sáng, các nhu yếu phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt.

III. Công tác tài sản:

Hiện nay TTNT đang sử dụng khối lượng tài sản lớn của nhà trường, quản lý và vận hành có hiệu quả, là trách nhiệm của mỗi cán bộ CNVC trung tâm nội trú. Rút kinh nghiệm trong những năm vừa qua, yêu cầu cán bộ quản lý KTX cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn tài sản đã đưa vào sử dụng, kịp thời bổ sung sửa chữa tài sản hư hỏng, đảm bảo đời sống sinh hoạt cho. Cán bộ quản lý nhà ở cần làm tốt các nội dung công việc sau:

1. Bàn giao tài sản cho HSSV và LHS. Vào đầu năm học, có đánh giá, xác nhận chất lượng TS chính xác, có chữ ký xác nhận của sinh viên.

2. Kiểm tra lại từng hạng mục TS, đề xuất sửa chữa, bổ sung, tài sản hư hỏng về điện, nước, Bình nóng lạnh, Ti vi, giá phơi quần áo .v v v. tài sản khác.

3. Đối chiếu xác nhận tài sản hư hỏng và việc bàn giao nhận tài sản năm học 2014-2015 của các KTX để năm học 2015-2016 theo dõi và quản lý.

4. Kết quả việc nhận và trả tiền các tài sản cho HSSV và LHS. Số tiền các tài sản  giao cho thủ quỹ đơn vị quản lý nhưng đến cuối năm thì trả lại cho cán bộ quản lý từng tầng, nhà để thanh quyết toán (Tiền điện, nước, vệ sinh phòng ở và tài sản)

5. Trách nhiệm cán bộ quản lý từng tầng:

- Cán bộ nào quản lý vị trí nào thì chịu trách nhiệm gồm:

+ Hồ sơ

+ Hồ sơ sửa chữa tài sản bổ sung, xử lý và đề xuất

- Trưởng nhà chịu trách nhiệm bao quát chung;

+ Quản lý tổng thể toàn tòa nhà ( người, tài sản,.....kể cả khóa cổng nhà đó)

+ Phối kết hợp với các thành viên của nhà mình để tổng hợp các tình hình; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ để báo cáo đơn vị khi cần

IV. Công tác vệ sinh môi trường:

1. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động HSSV và LHS. Tự giác tham gia công tác vệ sinh môi trường. Xem KTX là mái nhà chung, mọi người đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ. Làm cho khu nội trú  là địa điểm vui chơi giải trí và học tập tốt nhất cho HSSV và LHS.

2. Tiếp tục làm tốt công tác tự quản về công tác vệ sinh nhà ở của HSSV và LHS.  như đã thực hiện những năm vừa qua. Giao các khu vực quản lý cho từng nhà ở như sau :

- KTX số I: Toàn bộ khuôn viên KTX số 1 + Sân + Đường B tông phía trước đến cổng phụ, và khu vực ốt quán trước KT3.

- KTX số II: Sân phía sau trước + đường Bê tông phìa trước + sân phía Bắc + 1/2 Sân lớn sau KTX số3.

- KTX số III: Gồm 1/2 sân sau KT3 +2 đầu hồi nhà KT3, bể nước + sân phía trước KT3

- KTX số IV: Toàn bộ 2 bể nước trước và sau nhà + Đường B tông từ KT4 đến KT.

Hàng ngày phải kiểm tra nhắc nhở Công ty An Hưng thực hiên tốt các khu vực này.

Phân công lịch trực vệ sinh hàng ngày cho từng cán bộ trong đơn vị, Theo lịch, có nội dung đánh giá, kiểm tra từng nhà ở, nhận xét chi tiết từng khu vực về việc thực hiên của các nhà ở. Tổng hợp báo cáo qua hội nghị giao ban.

- Cắt cử các nhóm theo dõi quản lý công tác vệ sinh MT của đơn vị: Đ/c Hoàng thị Hương Giang và Đ/c Nguyễn Thị Sen có nhiệm vụ theo dõi đánh giá tổng hợp, xử lý công tác VSMT trong tuần, trong tháng, của cán bộ và việc thực hiện các khu vực được giao, đề xuất tham mưu cho BGĐ các biện pháp thực hiện công tác VSMT trong khu nôị trú. Đảm bảo yêu cầu kế hoạch của đơn vị đặt ra.

C. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN:

Đơn vị, Công đoàn, Đoàn Thanh niên thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Các nội dung trên đây đều được công khai thảo luận tại cuộc họp đầu năm học, mọi cán bộ đều thống nhất và thực hiện.

- Yêu cầu tất cả cán bộ tự giác thực hiện nội dung công tác chuyên môn đã đề ra trên đây. Những nội dung này là tiêu chí đánh giá thi đua của cán bộ vào cuối kỳ cuối năm học.

- Các cá nhân, các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ của mình theo yêu cầu chuyên môn được giao trong bản kế hoạch năm học này, nếu có gì khó khăn, vướng mắc thì phối hợp BGĐ để giải quyết, xử lý để hoàn thành nhiệm vụ.

- Cán bộ thực hiện ngày làm việc 8h, tuần làm việc 40h, chấp hành nghiêm túc sự phân công của đơn vị. Các ca trực có trách nhiệm phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị.

- Giao cho Công đoàn, Đoàn thanh niên và cán bộ tự giám sát nhau để đảm bảo khách quan và lãnh đạo đơn vị sẽ kiểm tra việc chấp hành thời gian lao động quy định theo Mùa của Nhà trường đối với Nhà in và thời gian chấp hành trực ca, kíp của bộ phận Nội trú.

- Phân công:

* Đ/c Công kiểm tra đôn đốc chấp hành thời gian và đánh giá cán bộ thứ 2;4;6;7

* Đ/c Út kiểm tra đôn đốc chấp hành thời gian và đánh giá cán bộ thứ 3;5;CN

- Toàn bộ nội dung công tác này thông báo cho từng cá nhân trong đơn vị để thực hiện và báo cáo nhà trường để theo dõi./.

                                                                                    

                                                                Giám đốc trung tâm

 

                                                                                                      Trần Minh Công